Với tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường, các sản phẩm xuất khẩu chính đều tăng, lũy kế giá trị xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản 3 quý đầu năm 2024 đã đạt cao hơn so cùng kỳ năm 2023. Mặc dù vậy, bước sang quý IV và năm 2025, dự báo, ngành gỗ xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do những biến động của tình hình thế giới…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt gần 8 tỷ USD, tăng hơn 21% so cùng kỳ năm 2023, đạt 52,3% so kế hoạch năm... Đây được coi là một bức tranh sáng về xuất khẩu, sau thời gian dài gặp khó do thị trường trầm lắng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn sản xuất cầm chừng do chưa có nhiều đơn hàng dài hạn và thị trường xuất khẩu chưa thực sự ổn định...
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Cùng với sự cạnh tranh quyết liệt với những quốc gia khác, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn tại các thị trường xuất khẩu do những quy định mới về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, thuế và các định chế thương mại liên quan.
5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6.14 tỷ USD (tăng 23.6%) so cùng kỳ năm 2023. Theo ghi nhận, đơn hàng của các doanh nghiệp đang tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6, thậm chí đến hết năm. Đây là những tín hiệu vui, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ.
Với tiềm năng sẵn có, tỉnh Bình Định đã định hướng chiến lược phát triển trồng rừng gỗ lớn, tận dụng tối đa lợi thế về đất đai và khí hậu phù hợp để tổ chức sản xuất mới theo chuỗi giá trị từ việc trồng rừng, thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Từ ngày 9-12/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời 2024 (Q-Fair). Bắt đầu từ năm này, sự kiện mới lạ và độc đáo này sẽ được tổ chức vào tháng 3 thường niên.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) mới đây đã công bố cảnh báo của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về nguy cơ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ đối với 18 sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 4 mặt hàng là sản phẩm gỗ. Qua sự việc, cảnh báo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cùng với việc phải nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm là nhận thức tuân thủ các chính sách pháp luật của Việt Nam và Mỹ…
Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), giá trị xuất khẩu lâm sản từ đầu năm đến nay đã giảm hơn 28% so cùng kỳ năm 2022, trong đó, kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm chủ lực của của khối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều giảm.
Trong khi xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường truyền thống như: Mỹ, EU… sụt giảm mạnh thì thị trường Ấn Độ và Trung Đông đang nổi lên, tạo hy vọng mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam.
Bức tranh xuất khẩu gỗ đang khá ảm đạm khi doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thiếu vốn, phải thu hẹp sản xuất. Doanh nghiệp đang phải nỗ lực vượt qua khó khăn để chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn phục hồi sắp tới.
Cùng với gỗ, các loại lâm sản khác hiện đang góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu hằng năm của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, khai thác sử dụng chưa đi đôi với trồng mới, nguồn lực tài chính để đầu tư hạn chế, đến nay chưa hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn. Ðây là bài toán cần sớm tìm ra lời giải thỏa đáng để phục vụ ổn định cho ngành chế biến lâm sản đang có nhu cầu lớn hiện nay…
Từ đầu năm đến nay, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ gặp rất nhiều khó khăn do sụt giảm đơn hàng. Các doanh nghiệp gỗ đang tích cực đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc áp dụng công nghệ, chủ động nguồn nguyên liệu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tìm cách tiếp cận với những thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu.
Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, cũng như một số ngành hàng khác, ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu sụt giảm mạnh. Hiệp hội ngành gỗ đang nỗ lực cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thách thức...
Chiều 25/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) phối hợp Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện báo cáo “Ngành gỗ Việt Nam - vấn đề và các giải pháp bảo đảm định hướng chiến lược đến năm 2030”.
Năm 2021, ngành lâm nghiệp chịu rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên vượt lên những khó khăn đó, tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ và các loại lâm sản của nước ta đạt tới 15,87 tỷ USD, vượt 20% kế hoạch đề ra và tăng 20% so với năm 2020.
Trong 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 20% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 16,6% so cùng kỳ năm 2020.
Sáu tháng đầu năm 2021, ngành gỗ xuất siêu ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 67,4%. Dự báo, từ nay đến cuối năm xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ vượt mục tiêu 14 tỷ USD. Mặc dù vậy, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tính bền vững không cao.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, khả năng cung cấp nhiều thị trường sẽ bị gián đoạn, nhưng xu hướng tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng khả quan, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.