Theo phóng viên TTXVN tại London, ngân hàng Metro Bank tại Anh vừa bị Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) của nước này phạt gần 17 triệu bảng (21,65 triệu USD) vì đã buông lỏng công tác giám sát hoạt động rửa tiền tiềm ẩn trong vòng 4 năm.
Chiều 17/10, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên mức án đối với các bị cáo tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đồng phạm bị tuyên về các tội lừa đảo, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Sáng 19/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xét xử giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 33 đồng phạm gây ra.
Chiều 6/6, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Huỳnh Bảo Minh, là con trai của ông Huỳnh Văn Khiết, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Đắk Lắk về tội “tham ô tài sản” và tội “rửa tiền”.
Chính phủ Italy đang thảo luận một dự luật nhằm đưa ra hình phạt cứng rắn hơn đối với tội phạm sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm gian lận thị trường và rửa tiền.
Ngày 2/4, tòa án Singapore đã kết án bị cáo đầu tiên trong vụ rửa tiền lớn nhất lịch sử nước này, với tổng số tài sản bị tịch thu hoặc phong tỏa liên quan vụ án lên tới 2,2 tỷ USD.
Ngày 26/3, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tuyên án hình sự sơ thẩm bị cáo Ngô Phú Cường, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về tội "Trốn thuế" và “Rửa tiền” sau nhiều ngày xét xử và nghị án.
Ngày 20/3, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã mở phiên tòa xét xử 40 bị cáo liên quan đường dây tín dụng đen qua các ứng dụng trên mạng xã hội quy mô hơn 20.000 tỷ đồng.
Ngày 2/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, qua mở rộng điều tra giai đoạn 2, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa phối hợp các đơn vị liên quan thi hành quyết định khởi tố 47 bị can, điều tra về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Ngày 18/12, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tuyên án sơ thẩm hình sự bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) và các đồng phạm cùng ngụ tỉnh An Giang trong vụ án "Trốn thuế" và "Rửa tiền".
Ngày 27/7, Công an Quảng Bình cho biết, lực lượng chức năng của đơn vị vừa phối hợp công an các đơn vị, địa phương triệt phá thành công chuyên án lừa đảo trên mạng bằng hình thức đầu tư tài chính với số tiền gần 1.900 tỷ đồng.
Ngày 24/7, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Cưỡng đoạt tài sản; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”; đồng thời quyết định khởi tố bị can, bắt bị can tạm giam đối với 45 đối tượng có hành vi phạm tội.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam được coi là một trong những điểm nóng về tình trạng buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã. Tại Việt Nam, số vụ vi phạm về động vật hoang dã có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Ngày 12/5, Viện Công tố Peru đã đề nghị Tòa án Tối cao nước này tuyên phạt cựu Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski 35 năm tù giam về tội rửa tiền và nhận hối lộ trong vụ bê bối tham nhũng của tập đoàn xây dựng hàng đầu Brazil Odebrecht, từng gây chấn động khu vực Mỹ Latinh.
Ngày 8/5, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Alibaba, do có hơn 100 đương sự gồm 15/23 bị cáo, 95 người bị hại, 2 người có quyền và nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo.
Sáng 13/3, tại Tòa án Shah Alam của Malaysia, cựu Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã bị cáo buộc nhận hối lộ 5 triệu ringgit (hơn 1,1 triệu USD) từ doanh nghiệp Bukhary Equity thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Syed Mokhtar Albukhary.
Ngày 8/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo: Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Alibaba) và hai em ruột là Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng Giám đốc Công ty Alibaba) và Nguyễn Thái Lực; Võ Thị Thanh Mai (vợ Nguyễn Thái Luyện) và 18 bị can khác trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba.
Theo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Chính phủ được giao sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) ngày 1/11, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung thông tin, Công an Hà Nội đang điều tra 1 vụ án về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính lên tới nhiều nghìn tỷ đồng.
Tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, một số nội dung trong dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) cần phải điều chỉnh cho sát thực tiễn như kiến nghị của các đại biểu sẽ được Chính phủ xem xét bổ sung sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm sớm hoàn chỉnh dự án luật, trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ tư.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ.
Ngày 26/1, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 23 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Alibaba.
Sử dụng viện trợ nước ngoài để phục vụ mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, trốn thuế, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc… là những hành vi bị cấm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành.