Ngày 21/11, Ban Văn hóa-Xã hội, Hội đồng nhân dân; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Tư pháp; Công an Thành phố, Hội bảo vệ Quyền trẻ em Thành phố và Công Đoàn viên chức Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tọa đàm “Thực trạng và giải pháp công tác cấp giấy khai sinh, mã số định danh, đăng ký cư trú và thẻ căn cước cho trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt”.
Ngày 20/11, tại Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày trẻ em thế giới tại Việt Nam năm 2024 với chủ đề "Hành động vì khí hậu hôm nay, vì lợi ích của thế hệ mai sau”.
Ngày 5/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quốc Toàn (24 tuổi) và Lê Thụy Thanh Tâm (22 tuổi, người tình của Nguyễn Quốc Toàn) để điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích.
Chiều 5/9, Công an quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị thực hiện tạm giữ hình sự về tội Hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, 46 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai do liên quan đến hành vi hành hạ trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng.
Tháng 3/2024, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết công nhận ngày 11/6 hằng năm là Ngày Quốc tế vui chơi. Nghị quyết do 13 quốc gia bao gồm cả Việt Nam cùng đề xuất và được 138 quốc gia đồng bảo trợ. Nghị quyết ghi nhận vai trò của vui chơi đối với sự phát triển thể chất, kỹ năng xã hội, nhận thức, giao tiếp, đời sống tình cảm ở mọi lứa tuổi. Đồng thời, ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm tiếp cận vui chơi, các hoạt động giải trí đối với sức khỏe thể chất, tâm lý, sự phát triển của trẻ em và thanh niên.
Chiều 12/6, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu là đội viên, thiếu nhi, phụ trách Đội tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hành trình “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” năm 2024.
Nghị quyết Ngày Quốc tế Vui chơi không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về quyền lợi của trẻ em trên toàn cầu mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam.
Dù đã có những quy định nghiêm khắc để xử lý hành vi bóc lột, khai thác, trục lợi trẻ em, tuy nhiên thời gian qua, tình trạng lợi dụng, chăn dắt trẻ em vẫn diễn ra tại một số nơi dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi gây bất bình trong dư luận xã hội.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để khẳng định các quyền của trẻ em và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em như: Luật Trẻ em năm 2016, Luật Giáo dục năm 2019, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em…
Tại Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2023, các đại biểu trẻ em cũng đã gửi những thông điệp nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em. Những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các em tại Diễn đàn này được xem xét, tiếp thu, cập nhật trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án liên quan tới trẻ em.
Diễn ra từ ngày 5-8/8 tại Hà Nội, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ bảy có chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em”. Đây là hoạt động để đại diện trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan đến các em.
Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ bảy có sự tham dự của 188 trẻ em đại diện cho trẻ em của 43 tỉnh, thành phố và nhiều đơn vị khác. Chủ đề của Diễn đàn năm nay là Trẻ em tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em .
Trong 3 năm triển khai, hơn 17.200 em thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của dự án "Em Vui" và hơn 57.400 em vùng dân tộc nữa trên khắp 4 tỉnh dự án được tiếp cận thông tin.
Ngày 30/5, tại Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Quyền trẻ em và doanh nghiệp, để nhấn mạnh sự cần thiết của kinh doanh có trách nhiệm, tôn trọng quyền trẻ em và ngăn ngừa các tác động bất lợi về quyền con người.
17.200 em trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của dự án Em Vui - một dự án nhằm tăng cường nhận thức của thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số.
Bạo hành trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội, với nhiều hình thức đa dạng, phức tạp, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, cũng như tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Ðể góp phần ngăn chặn, giải quyết tình trạng này rất cần sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng với những giải pháp toàn diện, thiết thực.
Ngày 12/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tổ chức tập huấn hướng dẫn Thông tư số 27/2022/TT-BLĐTBXH được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành ngày 28/12/2022 về hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.
Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982. Việc nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, quyền kết hôn và lập gia đình của Công ước này sẽ giúp hiểu rõ hơn về các quy định của Công ước, góp phần thực thi tốt hơn trong thời gian tới.
Hơn 10 năm qua, Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em đã có nhiều sáng kiến nhằm tăng cường tiếng nói trong bảo vệ, thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ở khu vực. Trong đó, bao gồm các hoạt động hợp tác chặt chẽ với UNHCR kể từ năm 2013 để nâng cao nhận thức và hành động của các nước thành viên ASEAN trong thực hiện các khuyến nghị của Công ước CEDAW và CRC về bảo đảm quyền có quốc tịch và khai sinh cho phụ nữ và trẻ em trong khu vực.
Liên tục nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện trong thời gian qua tại Quảng Ngãi. Số vụ xâm hại trẻ em ngày càng tăng khiến ngành chức năng lo ngại, vì thế cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, bảo đảm an toàn cho trẻ em hiện nay.
Ngày 31/12, Thành Đoàn-Hội đồng Đội thành phố Đà Nẵng tổ chức Kỳ họp Hội đồng trẻ em thành phố Đà Nẵng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2022, sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Trẻ em 2016 và hội thảo tham vấn ý kiến trẻ em về “Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn, thân thiện với trẻ em”.
Từ 2015 đến nay, bà Nguyễn Thị Luận, Chủ tịch Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh cùng các thành viên trong Liên Chi hội đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền của trẻ em tại Quảng Ninh, cũng như trong cả nước. Với bà, được chia sẻ và lan tỏa yêu thương với các em nhỏ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời.