Thực thi Công ước ICCPR

Sẽ có bộ tiêu chí đánh giá thực hiện quyền trẻ em, quyền kết hôn và lập gia đình

NDO - Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982. Việc nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, quyền kết hôn và lập gia đình của Công ước này sẽ giúp hiểu rõ hơn về các quy định của Công ước, góp phần thực thi tốt hơn trong thời gian tới.
0:00 / 0:00
0:00
Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. (Ảnh minh họa: UNICEF/Trương Việt Hùng).
Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. (Ảnh minh họa: UNICEF/Trương Việt Hùng).

Ngày 9/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE), Bộ Tư pháp phối hợp Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, quyền kết hôn và lập gia đình của Công ước ICCPR.

Sẽ có bộ tiêu chí đánh giá thực hiện quyền trẻ em, quyền kết hôn và lập gia đình ảnh 1

Bà Đào Thị Thu An, quản lý dự án EU JULE (UNDP Việt Nam) phát biểu tại hội thảo.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (gọi tắt là Công ước ICCPR) là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966 và có hiệu lực vào năm 1976. Việt Nam là thành viên của Công ước ICCPR từ năm 1982. Đây là Công ước có phạm vi điều chỉnh rộng, bao trùm tất cả các quyền dân sự và chính trị của mỗi cá nhân, trong đó có quyền trẻ em và quyền liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966 và có hiệu lực vào năm 1976. Việt Nam là thành viên của Công ước ICCPR từ năm 1982. Công ước có phạm vi điều chỉnh rộng, bao trùm tất cả các quyền dân sự và chính trị của mỗi cá nhân, trong đó có quyền trẻ em và quyền liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Việc hiểu đúng và thực thi từng quy định, trong đó có quyền trẻ em và quyền liên quan đến hôn nhân và gia đình luôn là thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hội thảo này là cơ hội để các chuyên gia lắng nghe ý kiến góp ý của các đại biểu từ các góc độ khác nhau như cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, cơ quan thực hiện ở địa phương, các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy để có thể hoàn thiện báo cáo nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí.

Cùng với báo cáo nghiên cứu bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện quyền không phân biệt đối xử (Điều 2, Điều 26) và quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 14) theo Công ước ICCPR năm 2021, báo cáo nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, quyền kết hôn và lập gia đình của Công ước ICCPR sẽ giúp hiểu rõ hơn về các quy định của Công ước, góp phần thực thi tốt hơn Công ước trong thời gian tới.

Sự kiện cũng là một trong các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 74 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2022).