Các em học sinh phân loại rác trước khi bỏ vào xe.

“Chuyến xe kế hoạch nhỏ” gây quỹ giúp bạn

Sau một thời gian thí điểm, mô hình “Chuyến xe kế hoạch nhỏ” đã tiếp tục được nhân rộng tại các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Không chỉ là một phong trào trong học đường giúp các em nâng cao nhận thức về phân loại rác thải, mà hoạt động còn góp phần tạo tinh thần tương thân, tương ái giữa các em học sinh.
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) góp ý kiến về vấn đề phân loại và tái chế rác thải rắn. (Ảnh: DUY LINH)

Phân loại và tận dụng triệt để rác thải sẽ là nguồn tài nguyên vô cùng lớn

Tham gia ý kiến thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương nhấn mạnh, rác thải nếu được phân loại và tận dụng triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng lớn, nếu khai thác tốt cũng chính là một trong những giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ảnh minh họa.

Cần giải pháp khả thi xử lý rác thải đô thị

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự gia tăng dân số đã tạo áp lực lớn đến môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt, công nghiệp thải ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, việc kiểm soát, xử lý các loại rác thải còn nhiều hạn chế, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe của con người.
Những chiếc thùng rác công nghệ có các ngăn phân loại rác thải phân hủy và rác không phân hủy đang dần trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô.

Người Hà Nội mong muốn có thêm thùng rác thông minh

Hơn 2 năm triển khai trên các tuyến phố ở Hà Nội, dự án thùng rác công nghệ đã nhận được phản hồi rất tích cực từ người dân. Những chiếc thùng rác thông minh có các ngăn phân loại rác thải phân hủy và rác không phân hủy, phù hợp chủ trương của Nhà nước về phân loại rác tại nguồn đang dần trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô, góp phần xây dựng văn minh nơi đô thị.
Phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam có tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm. Theo số liệu ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn, tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% lượng rác thải thu gom được tái chế hoặc tái sử dụng. Số còn lại bị chôn trong các bãi chôn lấp rác, thải ra nguồn nước hoặc đốt ngoài trời. Trong khi đó, hệ thống công trình hạ tầng đô thị chưa phát triển đồng bộ, trình độ và năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của quá trình đô thị hóa làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng - đặc biệt, ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác đang gây bức xúc đối với xã hội.

Để hạn chế khói phát tán ra môi trường khi đốt, người dân đã phơi rác và tập trung đốt.

Cần nhân rộng mô hình lò đốt rác tại gia đình

Trong khi việc xử thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn miền núi ở Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn thì người dân huyện 30a miền núi biên giới Quế Phong đã thực hiện mô hình xử lý rác tại gia đình, trong đó có việc xây lò đốt rác mi-ni. Cách làm này đến nay đã dần đi vào nề nếp và mang lại hiệu quả thiết thực về môi trường và cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Thí sinh kiểm tra thân nhiệt trước khi bước vào phòng thi. Nguồn: baidu

Phân loại rác, an toàn thực phẩm vào đề thi trung học TP Bắc Kinh

Giải thích cách cắt đứt nguồn lây nhiễm bệnh truyền nhiễm bằng kiến thức sinh học, trả lời câu hỏi làm cách nào để sử dụng an toàn các chất phụ gia trong thực phẩm bằng kiến thức hóa học, phân loại rác thải, phát triển thực vật bản địa... trở thành những câu hỏi môi trường trong phần thi vào cấp 3 môn Sinh học, Hóa học năm nay của học sinh Bắc Kinh.