Sau hơn 4 năm triển khai, bản tin “Thời tiết nông vụ” tại đồng bằng sông Cửu Long đã có những kết quả đáng ghi nhận trong cung cấp thông tin dự báo thời tiết và khuyến cáo nông nghiệp tới nông dân địa phương. Hai đơn vị triển khai bản tin mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đẩy mạnh hợp tác giữa các bên liên quan để đưa thông tin dịch vụ khí hậu đến gần hơn với người nông dân.
Thông tin từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chiều 8/11 cho biết, Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam-Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường "Lắng nghe nông dân nói" sẽ diễn ra ngày 15/11 tới đây tại Hà Nội.
Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân và Hội Nông dân Việt Nam các cấp trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thời gian qua đã góp phần khơi dậy sức mạnh, tiềm năng to lớn của nhân dân, nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, của đất nước.
Nông dân Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) tranh thủ trời nắng ráo có mặt tại những cánh đồng kiệu để làm cỏ, xới đất. Những giống kiệu được trồng hơn một tháng qua đã lớn gần gang tay, báo hiệu mùa vụ kiệu Tết lại đến.
Sáng 24/10, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Vụ Hợp tác quốc tế và Ban Thư ký tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Để ứng phó với nạn đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí, cảnh sát Ấn Độ đã mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm. Ít nhất 16 người bị bắt, hơn 300 trường hợp khác bị phạt tiền vì có hành vi đốt rơm rạ.
Hiện nay, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Quy định tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7/2024 cũng khiến mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng cao, ảnh hưởng đến thu nhập ít ỏi của nông dân và người lao động tự do. Do đó, cử tri đề xuất tăng mức hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhóm đối tượng này có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội nhiều hơn.
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, từ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến yêu cầu từ thị trường quốc tế. Những giải pháp cụ thể từ các cấp chính quyền sẽ là “chìa khóa” để giúp nông dân vươn lên mạnh mẽ, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị nông sản.
Với thông điệp “Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe”, Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ IX năm 2024 đã nhận được hàng nghìn ý kiến, đề xuất, kiến nghị, chia sẻ liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nổi bật, có các vấn đề: tái thiết, phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3; hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp đầu vào; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi công bố, giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm” nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn (1/11/2014-1/11/2024).
Năm nay, sau khi xét chọn qua 2 cấp Hội đồng, đã có 56 “Nhà khoa học của nhà nông” đủ điều kiện để được tôn vinh, nâng tổng số “Nhà khoa học của nhà nông” được biểu dương từ năm 2018 đến nay lên 301 người.
Bão số 3 (bão Yagi) đi qua khiến 600ha chuối của người dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tan hoang, đổ ngã. Nhiều hộ dân trồng chuối đang ngày, đêm mong chờ sớm nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương, ngân hàng để khẩn trương tái thiết ruộng đồng.
Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk với nông dân là dịp để lãnh đạo tỉnh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của nông dân, từ đó kịp thời giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và ban hành những chủ trương, giải pháp phù hợp thực tiễn sản xuất và đời sống của nông dân, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp tỉnh tương xứng với tiềm năng, lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu.
Tại Đà Nẵng, sau trận mưa lớn kéo dài do áp thấp nhiệt đới trong ngày 18/9, làng rau La Hường - vùng chuyên canh rau sạch lớn nhất thành phố nằm cạnh sông Cẩm Lệ, đã ngập nặng, gây thiệt hại rau màu của nông dân. Để hạn chế thiệt hại, nhiều nông dân làng rau La Hường đã ra vườn thu dọn đồ đạc, vớt vát những gì còn lại.
Thời gian qua, phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại tỉnh Bến Tre đạt được kết quả khả quan với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người khi thành công sẵn sàng chia sẻ cách làm, giúp đỡ những nông dân khác vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
Sau hơn 3 tháng cày cấy sớm hôm, chăm chỉ sản xuất, mùa vàng lại về với nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đánh giá của nông dân, vụ lúa hè thu năm 2024 đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Tỉnh Hà Nam hiện có 75% dân số là nông dân, trong đó có hơn 151 nghìn hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ổn định ở 105 cơ sở. Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp hội nông dân trong tỉnh triển khai sâu rộng góp phần quan trọng trong nâng cao đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn.
"Ai qua Quán Cháo, Đồng Giao/Má hồng để lại xanh xao mang về"... Nếu chỉ nhìn vào những ngôi nhà xây kiểu mới, hiện đại, kiểu cách, nổi bật trên nền xanh của những cánh đồng dứa ngút ngàn, nhìn vào diện mạo trù phú của thành phố Tam Điệp, Ninh Bình hôm nay và sự trưởng thành, lớn mạnh của Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) bây giờ, sẽ ít người hình dung được nơi đây (nông trường Đồng Giao khi xưa) đã có một thời gian khó, “rừng thiêng nước độc” như trong câu ca trên. Mạch nguồn sức mạnh nào đã làm nên sự đổi thay kỳ diệu của vùng đất này, làm nên sự phát triển bền vững từ một nông trường quốc doanh đầu tiên của miền bắc xã hội chủ nghĩa đến Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), một thương hiệu lớn trong ngành chế biến và xuất khẩu nông sản hiện nay?
Nhìn lại chặng đường dài vượt qua nhiều khó khăn, chuyển đổi mô hình nông trường quốc doanh thành Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao hôm nay, có thể thấy, câu chuyện của Đồng Giao vừa là câu chuyện chung của nhiều đơn vị khác, nhưng cũng là câu chuyện riêng, khi đã biết phát huy sức mạnh truyền thống, làm tốt công tác xây dựng chi bộ, Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự giữ vai trò lãnh đạo trong mọi hoạt động, điều mà không phải đơn vị nào cũng làm được.
Phụ nữ Việt Nam đã và đang đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Với tinh thần kiên cường và sáng tạo, họ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình đó, phụ nữ cũng đối mặt với nhiều thách thức và rào cản, từ vấn đề bình đẳng giới đến tiếp cận nguồn lực và cơ hội phát triển.
Với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, đến nay phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Bắc Kạn đã có nhiều tiến bộ. Từ sản xuất nhỏ, lẻ, nhiều nông hộ đã tiến lên kinh tế tập thể, xây dựng được các mô hình sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả cao.
Ngày 17/7, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức lễ phát động và công bố thể lệ “Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” lần thứ II năm 2024.
Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh liên tục giảm hằng năm. Giai đoạn 2010-2015, mỗi năm thành phố giảm 700 ha đất nông nghiệp, giai đoạn 2015-2020 mỗi năm giảm thêm 1.000 ha. Tuy nhiên, giá trị sản xuất trên mỗi ha đất vẫn tăng hằng năm.
Từ vụ đông xuân năm 2012-2013, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp các đơn vị liên quan và 22 chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật phía nam thực hiện chương trình "Cùng nông dân bảo vệ môi trường" nhằm thu gom bao bì, vỏ chai chứa thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng.
Hợp tác công tư phục vụ triển khai đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, nhằm góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam là hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực trở nên minh bạch, có trách nhiệm và bền vững; đồng thời giảm phát thải và thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng lúa gạo thông qua chuỗi giá trị.