Tại cuộc họp chiều tối 6/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe các nội dung báo cáo, thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam và trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Kỳ họp thứ 8.
Đình trệ từ sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đang được kỳ vọng khởi sắc khi các đạo luật mới được thi hành, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được thực thi sớm 5 tháng so với quy định.
Nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có vai trò quan trọng khi góp phần hình thành các công trình trọng điểm quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Đây là “vốn mồi”, đóng vai trò trụ cột thu hút các nguồn vốn khác đầu tư theo. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư này để đạt hiệu quả đầu tư cao là nhiệm vụ cốt yếu trong quản trị doanh nghiệp giai đoạn hiện tại.
Trong 10 năm qua, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 22/11/2014) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; nguồn vốn này có vai trò quan trọng và góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trong từng năm, từng giai đoạn tại tỉnh Tây Ninh. Nhờ đó, gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, mảnh đất chiến khu Tây Ninh đầy bom đạn năm nào, nay đã thay da đổi thịt.
Cùng với triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tỉnh Thái Nguyên xác định, tín dụng chính sách là kênh dẫn vốn quan trọng cho nên đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng chung tay vào cuộc trong sự nghiệp giảm nghèo. Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã đồng hành, “nâng đỡ” người dân tiếp cận thuận lợi, sử dụng hiệu quả đồng vốn, để giảm nghèo bền vững.
Là tỉnh nghèo, vốn đầu tư phát triển hầu như phụ thuộc hoàn toàn ngân sách trung ương, tuy nhiên 10 năm qua Ðiện Biên luôn quan tâm chỉ đạo ưu tiên bố trí một phần nguồn ngân sách địa phương để tạo lập nguồn vốn cho hộ nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào các dân tộc thiểu số vay ưu đãi. Từ nguồn vốn đó, mỗi năm Ðiện Biên có thêm hàng nghìn hộ thoát nghèo, có điều kiện tạo lập sản xuất, kinh doanh ổn định, bền vững.
The Norwegian Investment Fund for developing countries (Norfund) - quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Chính phủ Na Uy quyết định đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, Hose: SSB) 30 triệu USD dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của SeABank trong vòng 4 năm nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp cả nước ta, góp phần quan trọng như tạo việc làm cho lực lượng lao động, tăng thu ngân sách. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn thông qua xếp hạng tín nhiệm là một bước đà để phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong thị trường hội nhập đầy cạnh tranh hiện nay.
Sáng 16/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đồng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Đề xuất của Chính phủ về việc thí điểm trộn ba chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình) về nguồn vốn nhận được sự quan tâm của dư luận vì cơ chế này nếu được Quốc hội thông qua sẽ có tác dụng tháo gỡ những điểm nghẽn lớn đang cản trở hoạt động đầu tư.
Tại kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Để hỗ trợ người dân có điều kiện tạo việc làm, sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, thành phố Hà Nội đang tích cực thực hiện các chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Với hàng nghìn thôn, bản ở vùng cao, nhưng nhờ nỗ lực, vượt khó của chính quyền địa phương nên phần lớn địa bàn ở tỉnh Bắc Kạn đã có nước sạch, nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, ở một số địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, cần sớm được tháo gỡ, hỗ trợ.
Kết luận 49-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 98/2023/QH15 (ngày 24/6/2023) của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh vừa mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức để chính quyền thành phố đầu tư xây dựng 220 km đường sắt đô thị, tạo ra một phương diện giao thông mới cho thành phố hiện đại…
Ngày 29/6, tại thành phố Lào Cai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội quốc gia Lào phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế 4 bên Việt-Lào năm 2023 với chủ đề: “Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và công nghệ bảo đảm phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam và Lào”.
Nằm bên sườn đông dãy Trường Sơn, Phú Yên đang từng ngày khởi sắc từ việc phát huy lợi thế kinh tế biển với bờ biển dài gần 200km. Trong dòng chảy phát triển kinh tế, người nghèo và các đối tượng chính sách khác không bị bỏ lại phía sau khi có sự trợ giúp hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách từ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.
Các công ty khởi nghiệp châu Phi đã thu hút khoản đầu tư mạo hiểm cao kỷ lục, đạt 3,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, trái ngược với xu thế suy giảm trên toàn cầu trong hoạt động đầu tư khởi nghiệp do bất ổn kinh tế.
Ngày 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua Nghị quyết thống nhất kế hoạch đầu tư công năm 2023 hơn 7.443 tỷ đồng.
Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo là một trong ba dự án thành phần thuộc dự án cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020, được đầu tư theo hình thức PPP. Mặc dù ký hợp đồng cuối cùng, nhưng dự án đã thu xếp đủ nguồn vốn gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác để triển khai thi công trong khi 2 dự án khác đang lâm vào nguy cơ “tắc” vốn tín dụng.
Hơn 20 năm trước, khi mới chỉ là một công ty nhỏ, với số vốn ban đầu là sáu tỷ đồng, SSI đã mạnh dạn đặt chân vào lĩnh vực chứng khoán còn đầy thách thức ở Việt Nam thời điểm đó. Bằng sự nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn, luôn tìm tòi sáng tạo, đến nay, đơn vị đã trở thành công ty chứng khoán đứng đầu và lớn nhất tại Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.