Bảo toàn, tăng trưởng nguồn vốn đầu tư nhà nước

Nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có vai trò quan trọng khi góp phần hình thành các công trình trọng điểm quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Đây là “vốn mồi”, đóng vai trò trụ cột thu hút các nguồn vốn khác đầu tư theo. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư này để đạt hiệu quả đầu tư cao là nhiệm vụ cốt yếu trong quản trị doanh nghiệp giai đoạn hiện tại.
0:00 / 0:00
0:00
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ-mi, veston của Tổng công ty May 10. (Ảnh ĐĂNG ANH)
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ-mi, veston của Tổng công ty May 10. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Báo cáo Chính phủ về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước thời gian qua, Bộ Tài chính cho biết, các doanh nghiệp đã thực hiện vai trò, nhiệm vụ chủ sở hữu vốn giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế; có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô doanh nghiệp và có đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước...

Quy mô vốn 1,7 triệu tỷ đồng

Giai đoạn 2015-2022, tổng vốn nhà nước đầu tư tại 827 doanh nghiệp đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 2,8 triệu tỷ đồng, lãi trước thuế đạt 248 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 392 nghìn tỷ đồng, chủ yếu thu từ hoạt động kinh doanh nội địa (chiếm 75% tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước). Về hoạt động cơ cấu lại vốn nhà nước: Có 173 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp 443 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước 207 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cả nước đã thực hiện thoái 25 nghìn tỷ đồng vốn nhà nước và vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các đơn vị, thu về 172 nghìn tỷ đồng. Nguồn tiền thu từ cổ phần hóa và thoái vốn đã được tập trung về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp, sau đó được chuyển nộp vào ngân sách nhà nước để phục vụ đầu tư trung và dài hạn.

Báo cáo Chính phủ về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước thời gian qua, Bộ Tài chính cho biết, các doanh nghiệp đã thực hiện vai trò, nhiệm vụ chủ sở hữu vốn giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế; có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô doanh nghiệp và có đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước...

Đi đầu trong hoạt động này là hai doanh nghiệp tài chính nhà nước, gồm Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Đây là hai công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước; tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp; chuyển đổi phương thức quản lý vốn nhà nước từ mệnh lệnh hành chính sang đầu tư kinh doanh vốn, kinh doanh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hiện nay, SCIC là doanh nghiệp duy nhất có chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức đầu tư vốn nhà nước chuyên nghiệp. Theo đó, Nhà nước đầu tư vốn và tập trung củng cố, xây dựng SCIC vững mạnh để bảo đảm đủ nguồn lực tài chính, quản trị tập trung thực hiện nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn, đầu tư và phát triển các dự án đầu tư có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty con,...

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của SCIC, lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, các chỉ tiêu chủ yếu của SCIC đều tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. SCIC đã tiếp nhận 1.080 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 32.339 tỷ đồng; thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ đông chiến lược tại một số doanh nghiệp lớn,… Bên cạnh đó, hoạt động bán vốn tại 1.054 doanh nghiệp đã thu về 51.668 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn. Số vốn giải ngân đạt 38.779 tỷ đồng, nộp ngân sách 92.823 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân 13%/năm. Năm 2023, doanh thu của SCIC tăng gấp 52 lần so với thời điểm thành lập, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 72 lần, vốn chủ sở hữu tăng gấp 17 lần; tổng tài sản tăng gấp 12 lần.

DATC cũng là doanh nghiệp theo mô hình sử dụng nguồn vốn nhà nước để kinh doanh, tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thông qua hoạt động mua bán và xử lý nợ theo cơ chế thị trường, đồng thời tái cơ cấu để phục hồi doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2022, tổng doanh số mua nợ của DATC đạt hơn 16.400 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt 3.300 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh có sự tăng trưởng mạnh với doanh thu hằng năm tăng từ 450-550 tỷ đồng lên 1.500-2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hằng năm tăng từ 120-150 tỷ đồng lên 200-350 tỷ đồng, tạo ra các lợi ích kinh tế tài chính cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế.

Tái cơ cấu toàn diện vốn nhà nước

Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, những năm qua, các doanh nghiệp cơ bản đã tái cơ cấu toàn diện; thực hiện vai trò, nhiệm vụ chủ sở hữu vốn được giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế; có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô doanh nghiệp và có đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích như năng lượng, kết cấu hạ tầng, dịch vụ viễn thông và phát huy được thế mạnh trong nền kinh tế thị trường.

Phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thời gian qua đã thu hẹp, không còn dàn trải và được sắp xếp theo hướng tập trung đầu tư. Đồng thời, nguồn vốn này luôn được tái cơ cấu phù hợp với thực tiễn; quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn bước đầu được tách bạch chức năng. Nhờ đó, công tác cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp đổi mới có bước chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho phát triển thị trường chứng khoán. Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có lãi, đóng góp số thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và đã hình thành một cơ chế thu ngân sách nhà nước mang tính ổn định, lâu dài.

Đánh giá những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong việc thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện hành, Bộ Tài chính cho biết, ngay trong bộ máy quản lý nhà nước về tài chính vẫn còn quan điểm đồng nhất vốn và tài sản của doanh nghiệp có vốn nhà nước là vốn, tài sản của Nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, không quản lý doanh nghiệp theo từng tài sản mà chủ sở hữu góp vốn điều lệ bởi Nhà nước đã chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện điều hành vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp cho thấy còn nhiều vướng mắc, cần được rà soát, điều chỉnh, tháo gỡ. Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty SCIC Nguyễn Chí Thành, ngay cả với doanh nghiệp kinh doanh vốn nhà nước như SCIC cũng gặp vướng mắc về cơ chế sử dụng vốn. Còn Phó Tổng Giám đốc DATC Nguyễn Danh Dũng đánh giá, giai đoạn 2026-2030, DATC sẽ phát triển theo mô hình công ty mẹ-con do Nhà nước nắm giữ 100% vốn và giai đoạn sau 2030 tiến tới cổ phần hóa, trở thành định chế tài chính đa sở hữu với quy mô đủ mạnh do Nhà nước chiếm sở hữu chi phối. Theo đó, DATC sẽ mở rộng phạm vi hoạt động sang mọi loại công nợ và tài sản; mở rộng đối tượng, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động dịch vụ bổ trợ. Chính vì thế, DATC cần được củng cố về cơ sở pháp lý cũng như nguồn lực tài chính.

Đánh giá những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong việc thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện hành, Bộ Tài chính cho biết, ngay trong bộ máy quản lý nhà nước về tài chính vẫn còn quan điểm đồng nhất vốn và tài sản của doanh nghiệp có vốn nhà nước là vốn, tài sản của Nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, không quản lý doanh nghiệp theo từng tài sản mà chủ sở hữu góp vốn điều lệ bởi Nhà nước đã chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, còn tình trạng chưa bảo đảm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Còn khoảng trống pháp lý dẫn tới vẫn bỏ lọt việc quản lý, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các cơ quan chức năng. Nhiều vấn đề khác như nguồn lực và quy trình đầu tư vốn; việc hướng dẫn, quản lý lợi ích thu được từ vốn nhà nước đầu tư; trình tự phê duyệt chủ trương đầu tư; hình thức và phạm vi đầu tư vốn nhà nước,... cũng đang gặp khó khăn.

Theo Thứ trưởng Tài chính Cao Anh Tuấn, điều này trước hết là do sự lạc hậu của các quy định pháp lý so với các thể chế mới ban hành. Trong tổ chức thực hiện, một số tổ chức, cá nhân liên quan vẫn có những nhận thức sai lệch hoặc thiếu ý thức tuân thủ, chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; thậm chí có những hành vi vi phạm khiến cơ quan quản lý phải xử lý. Chính vì vậy, bài toán đặt ra cho việc “quản” chặt nguồn vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay là phải nâng cấp về hành lang pháp lý cho nhiệm vụ này một cách nhanh gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện. Có hành lang pháp lý đủ vững mới thật sự mở đường và là “bệ đỡ” chắc chắn cho dòng vốn đầu tư nhà nước vào doanh nghiệp phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực ■