Khơi thông nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Tại kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
0:00 / 0:00
0:00
Một phiên thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)
Một phiên thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, với kết quả 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch thì hầu hết là các chỉ tiêu xã hội, trong 5/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch là thuộc lĩnh vực kinh tế. Điều này phản ánh tình hình “sức khỏe” của nền kinh tế nước ta hiện nay trước các khó khăn, thách thức. Các gói chính sách của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế chưa thành công và chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng.

Ba động lực tăng trưởng đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều chưa đạt kỳ vọng; giải ngân vốn đầu tư công chưa có nhiều đột phá và chưa thể hiện được vai trò nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiến độ giải ngân của các chương trình mục tiêu quốc gia, tiến độ lập, triển khai các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia dù có nhiều cố gắng, đạt được kết quả tích cực nhưng vẫn chậm so với yêu cầu đề ra.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, với kết quả 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch thì hầu hết là các chỉ tiêu xã hội, trong 5/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch là thuộc lĩnh vực kinh tế. Điều này phản ánh tình hình “sức khỏe” của nền kinh tế nước ta hiện nay trước các khó khăn, thách thức. Các gói chính sách của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế chưa thành công và chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Chính phủ, tín dụng đến tháng 9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022, nền kinh tế hiện đang “khát vốn” nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã bốn lần điều chỉnh lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5 đến 2%/năm, điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh đang đối mặt với nhiều khó khăn; khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn gặp nhiều trở ngại, lãi suất cho vay vẫn còn cao, biên độ giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân còn lớn, cơ chế cho vay còn phức tạp, làm giảm sức hấp dẫn của việc vay vốn hoặc do khả năng nhận đơn hàng đầu ra bị giảm sút, doanh nghiệp không còn nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, thị trường vốn gồm trái phiếu và cổ phiếu đều cho thấy có dấu hiệu không ổn định, với mức giảm mạnh...

Các doanh nghiệp đang đối mặt nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành bất động sản.

Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” sát hơn; có các chính sách, giải pháp đủ mạnh, bảo đảm tính khả thi, hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong thời gian tới.

Trong bối cảnh dự báo tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều yếu tố rủi ro bất định sẽ tạo ra những khó khăn, thách thức; để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” sát hơn; có các chính sách, giải pháp đủ mạnh, bảo đảm tính khả thi, hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong thời gian tới.

Vốn đầu tư công là nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy, đầu tư công cần “bung” ra mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, để tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp quyết liệt hơn nữa, tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư, giải ngân; rà soát, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư công và có chế tài cụ thể, xác định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan giám sát để kịp thời ngăn chặn các khoản đầu tư vào dự án không hiệu quả, chưa cần thiết và gây lãng phí.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi có tiền, xác định rõ nguồn vốn mới được lập dự án đầu tư cho nên cần phải mất một thời gian chuẩn bị đầu tư dự án mới có thể giải ngân được. Đây là một trong những vướng mắc, điểm nghẽn và là một trong những nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công gặp khó khăn và chậm tiến độ.

Việc khơi thông nguồn vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ cấp thiết ở thời điểm hiện tại.