Làng Quỳnh Sơn nằm trong thung lũng, ở độ cao hơn 600m, giữa các dãy núi đá vôi cho nên quanh năm nhiều sương mù, mây phủ. (Ảnh: VĂN TRƯỜNG).

Sắc màu Bắc Sơn - "Đây núi rừng chiến khu"

Bắc Sơn từ lâu đã trở thành một địa điểm không thể bỏ lỡ của du khách trên hành trình khám phá mảnh đất xứ Lạng. Đây là địa danh lịch sử, diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổi tiếng năm 1940. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, giàu bản sắc, đã và đang được phát huy, góp phần mang lại một đời sống ấm no cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Mâm lễ vật được người dân chuẩn bị để dâng cúng trong Lễ hội Lồng tồng được tổ chức tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Ðắk Nông.

Phát huy giá trị Lễ hội Lồng tồng trên đất Đắk Nông

Di cư từ miền núi phía bắc đến sinh sống trên vùng đất Ðắk Nông, người Tày đã mang theo nhiều di sản văn hóa bản sắc tộc người, trong đó có Lễ hội Lồng tồng. Nét độc đáo của lễ hội này đã góp phần cùng với những giá trị văn hóa các dân tộc tại địa phương đã tạo nên sự phong phú, đa bản sắc văn hóa của 40 dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Các nghệ nhân biểu diễn tại Liên hoan hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái năm 2024 tại Hà Nội.

Lan tỏa giá trị di sản then trong cộng đồng

Sau sáu lần tổ chức, năm nay là lần đầu Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái vừa được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vào trung tuần tháng 11. Đây là dịp để nhân dân Thủ đô và khách du lịch có thể tìm hiểu về một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của then, đàn tính trong cuộc sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Hát Then đã trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu.

Giữ gìn làn điệu Then cổ ở Bình Liêu

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Tày chiếm hơn một nửa dân số toàn huyện, là nơi duy trì nhiều nghi lễ Then nói chung. Năm 2013, Then Tày đại diện cho Bình Liêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây chính là tiền đề quan trọng để huyện Bình Liêu cũng như cộng đồng dân tộc Tày ở địa phương tiếp tục nhiệm vụ bảo tồn và phát huy vốn di sản quý giá này.
Nhà gái hát điệu "Đưa cô dâu ra trình họ" giới thiệu, gửi gắm cô dâu cho nhà trai.

Hát Quan Lang, nét đẹp văn hóa trong đám cưới của người Tày

Trong kho tàng văn hóa phi vật thể của người Tày (tỉnh Lạng Sơn) có câu: "Không có hát Quan Lang thì không phải đám cưới người Tày". Để tìm hiểu sâu hơn về điệu hát Quan Lang độc đáo này, chúng tôi đã đến xã Mông Ân, huyện Bình Gia, nơi có hơn 95% là đồng bào dân tộc Tày sinh sống cùng những nét văn hóa bản sắc, cổ xưa được truyền thụ qua nhiều thế hệ.
Trình diễn múa bát với sự tham gia của 200 diễn viên tại lễ hội An toàn khu Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn.

Độc đáo điệu múa bát của người Tày Bắc Kạn

Đến với các lễ hội ở Bắc Kạn, du khách không khỏi trầm trồ trước những màn múa bát tập thể với hàng trăm diễn viên quần chúng. Đây là kết quả từ sự nỗ lực lớn của tỉnh Bắc Kạn trong phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của loại hình dân vũ này.
Ấm áp lễ cúng đón Tết của người Tày

Ấm áp lễ cúng đón Tết của người Tày

Những hạt lúa nếp căng bóng được vo sạch trên giá chờ để đồ xôi, một tốp đàn ông đang khệ nệ khênh con lợn đen được vỗ béo hơn 2 năm từ trong chuồng ra, bên bập bùng bếp lửa trên nhà sàn, những người phụ nữ cùng nhau đong gạo gấp lá gói bánh chưng… Tất cả đang tất bật chuẩn bị làm cơm cúng tổ tiên - một buổi lễ quan trọng mở đầu cho cái Tết đầm ấm ở gia đình ông Xa Văn Vì và đồng bào dân tộc Tày nơi xóm núi Thu Lu, xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Các sản phẩm được chế biến từ cá chép ruộng được người dân xã Mậu Duệ đem đến lễ hội Tết cá.

Độc đáo Tết cá của đồng bào dân tộc Tày

NDO - Vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Tày ở xã Mậu Duệ, Yên Minh (Hà Giang) tổ chức lễ hội Tết cá để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và thể hiện tính gắn kết cộng đồng, gia đình, dòng họ. Đây là một nét văn hóa đẹp của người Tày huyện Yên Minh được chính quyền và đồng bào gìn giữ, xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút du khách .
Tiết mục hát Then tại Lễ hội hoa sở tổ chức tại huyện Bình Liêu.

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Then ở Bình Liêu

Hát Then là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của người Tày nói chung, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) nói riêng và được thể hiện thông qua hình thức ca hát thực hiện trong các nghi lễ tôn giáo của người Tày, có giai điệu, tiết tấu, nhịp phách rõ ràng, khi hát bao giờ cũng kèm theo tính tẩu và chùm xóc nhạc. Trải qua thăng trầm của lịch sử và thời gian, hát Then vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa của người Tày như một minh chứng cho sức sống và bản sắc văn hóa dân tộc.
Những ngôi nhà sàn cổ của người Tày ở Bản Vèn, xã Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Đến Kim Hỷ vương vấn nếp nhà sàn cổ

Khi chúng tôi đặt chân đến trung tâm xã Kim Hỷ, huyện Na Rì (Bắc Kạn) cũng là lúc những tia nắng ban mai mùa thu ấm áp của một ngày mới bừng lên trên bản nhỏ vùng cao. Những mái nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ chưa tan hết bên các triền đồi và những con đường nhỏ uốn cong mềm mại hiện lên trong lớp sương mờ. Ðó là chứng nhân bao đời nơi vùng đất ôm ấp, lưu giữ, trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc và cũng là sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách phương xa.
Tấm lòng nhân ái của cô giáo dân tộc Tày

Tấm lòng nhân ái của cô giáo dân tộc Tày

Ở huyện Văn Chấn (Yên Bái), nhiều người biết cô giáo dân tộc Tày Hà Thị Huyền, dạy Trường trung học cơ sở Cát Thịnh. Cô là người có trái tim nồng ấm, không chỉ dạy con chữ mà còn góp phần thắp sáng tinh thần "tương thân, tương ái", lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng.Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng”Tác giả: THANH SƠNGiọng đọc: HẠNH HOA
Ngày hội kiêng gió ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Đặc sắc Ngày hội kiêng gió ở Bình Liêu

Để bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã quyết định nâng quy mô tổ chức ngày hội kiêng gió trở thành Ngày hội văn hóa các dân tộc ở xã Ðồng Văn, với chủ thể là người Dao ở bản Thanh Phán cùng sự tham gia của các dân tộc trên địa bàn huyện và các xã lân cận của các huyện Ðầm Hà, Hải Hà và Tiên Yên.
Những đứa trẻ được nghe mẹ hát ru khi theo mẹ đi làm. (Trong ảnh: Một phụ nữ ở xã Giáo Hiệu hát ru trẻ khi đi làm đồng). (Ảnh: THU TRANG)

Độc đáo lời ru của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn

Đối với người Tày ở Bắc Kạn, hình ảnh các bà, mẹ vừa bế, bồng con, cháu trên tay vừa ngân nga điệu hát ru đã trở nên thân thuộc trong mọi gia đình có trẻ nhỏ từ xưa đến nay. Những lời hát ru của người dân nơi đây đã vượt qua khuôn khổ những lời dỗ trẻ ngủ trở thành nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo.
Gia đình anh Lý Ngọc Đình ở xóm Đồng Đình, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) trồng được 15 ha quế.

Người Tày, Dao ở Thái Nguyên làm giàu từ cây quế

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã đồng hành, hỗ trợ người dân đẩy mạnh phát triển cây quế và chế biến các sản phẩm từ quế. Đến nay, cây quế đã trở thành cây lâm nghiệp chủ lực, giúp đồng bào các dân tộc Tày, Dao ở địa phương có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu.

Cốm Bắc Hà.

“Trời mưa thì giã cốm ăn chơi”

Ở vùng cao Tây Bắc, cốm Tú Lệ (Yên Bái) nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến và sử dụng. Nhưng có một nơi khác, nhẩn nha làm cốm, nhẩn nha bán, chưa được biết đến nhiều, nhưng ai đã được nếm sẽ không quên được hương vị thơm ngọt ngào ngậy sữa của lúa nếp non. Đó là cốm Bắc Hà.