Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).
Cư trú: Người Tày cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái.
Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và là một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ.
“Thụy vũ nghênh hy” là bộ sưu tập áo dài mới nhất mà nhà thiết kế người Tày Vũ Thảo Giang giới thiệu tới công chúng đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Đã gần 10 năm nay, các thành viên Câu lạc bộ Hát Then đàn tính Bản Hon (xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, Bắc Kạn) tích cực, bền bỉ, tự tin bảo vệ, thực hành và truyền dạy di sản văn hóa của mình. Câu chuyện giữ gìn di sản của họ mang nhiều ý nghĩa rộng lớn hơn về chính sách dân tộc, về đa dạng văn hóa, về một tương lai phát triển đậm bản sắc và bền vững.
Nhiều năm trước, làng Khuổi Ky, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng thường được biết đến là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội, tỷ lệ hộ nghèo ở mức khá cao. Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền địa phương mạnh dạn định hướng, vận động bà con chuyển hướng làm du lịch cộng đồng, Khuổi Ky đã từng bước thay da đổi thịt, đời sống người dân không ngừng cải thiện, và ngày càng phát triển.
Ghé thăm chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, du khách có cơ hội khám phá không gian văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc đến từ vùng Tây Bắc và Đông Bắc, hòa mình vào không khí mua bán nhộn nhịp của phiên chợ, thưởng thức ẩm thực và tham gia các trò chơi dân gian ngay tại Thủ đô Hà Nội.
Cứ vào ngày 18/2 âm lịch hằng năm, phiên chợ Chũ xưa lại được diễn ra tại quảng trường Trung tâm thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Ðây không chỉ là phiên chợ đơn thuần, mà là ngày hội rất lớn trong chuỗi ngày du Xuân hát hội của đồng bào Tày, Nùng và các dân tộc trong vùng, kéo dài suốt từ sau Tết Nguyên đán.
Tỉnh Bắc Kạn đã thống nhất sẽ tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch Bắc Kạn năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 3/5. Điểm nhấn trong chương trình là màn trình diễn dân vũ múa bát với sự tham gia của 1.000 diễn viên.
Đến với đồng bào dân tộc Tày vào dịp Tết, chúng ta không chỉ có cơ hội được thưởng thức những món ăn ngon từ sản vặt núi rừng, mà còn được thưởng thức những giai điệu “khắp Tày” độc đáo của người dân nơi xóm núi Thu Lu, xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Những ngày cuối cùng của năm cũ, bà con người Tày ở các xóm núi Thu Lu, xã Giáp Đắt, huyện vùng cao Đà Bắc (Hòa Bình), lại tất bật cùng nhau chuẩn bị lễ vật để dâng cúng tổ tiên, tổng kết lại một năm hăng say lao động và đón Tết, cầu cho một năm mới ấm no, đủ đầy.
Trong khi phố phường Đà Nẵng đã tràn ngập sắc xuân, người người háo hức du xuân và thưởng lãm đường hoa Tết ven sông Hàn, thì tại Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang (Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang) - Chợ cá lớn nhất Đà Nẵng, không khí mua bán ngày cận Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 diễn ra tấp nập hơn bao giờ hết.
Hát then, đàn tính là nghệ thuật văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... Lạng Sơn. Nhắc đến hát then, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của cây đàn tính-nhạc cụ tạo nên sự độc đáo, khác biệt của những điệu then.
Năm 2017, múa sư tử của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... tỉnh Lạng Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó đến nay, công tác bảo tồn luôn được các cấp, ngành và nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh quan tâm, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
Khi chúng tôi đặt chân đến trung tâm xã Kim Hỷ, huyện Na Rì (Bắc Kạn) cũng là lúc những tia nắng ban mai mùa thu ấm áp của một ngày mới bừng lên trên bản nhỏ vùng cao. Những mái nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ chưa tan hết bên các triền đồi và những con đường nhỏ uốn cong mềm mại hiện lên trong lớp sương mờ. Ðó là chứng nhân bao đời nơi vùng đất ôm ấp, lưu giữ, trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc và cũng là sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách phương xa.
Tháng 9 là thời điểm đẹp nhất để du khách lên huyện vùng cao Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngắm những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Năm nay, tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” được huyện Hoàng Su Phì tổ chức từ ngày 16 đến cuối tháng 9 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến là một chứng tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây in đậm dấu ấn những hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành Trung ương trong kháng chiến.
Tối 13/5, tại Bình Dương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ 14, năm 2023.
Theo quốc lộ 1B, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, nằm dưới dãy núi Phượng Hoàng hùng vĩ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng; làng bản đồng bào dân tộc Tày xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) với nét văn hóa bản địa mộc mạc đang được khơi dậy để phát triển du lịch, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Lào Cai tổ chức Ngày hội văn hóa dân gian dân tộc Tày, với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nậm Luông”, tại xã Nghĩa Đô là vùng bảo tồn văn hóa Tày của tỉnh Lào Cai.
Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được Bộ Giao thông vận tải phân cấp tương đối triệt để cho địa phương; đồng thời thực hiện mạnh mẽ xã hội hóa các cơ sở, đào tạo sát hạch lái xe, cơ bản đáp ứng nhu cầu học và sát hạch lái xe của xã hội.
Theo tin từ Tổng cục Du lịch, tối 12/3 (giờ địa phương) tại Ả-rập Xê-út, Làng du lịch sinh thái Thái Hải của Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất” của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Làng du lịch Thái Hải là đại diện duy nhất của Đông Nam Á nhận giải thưởng danh giá này.
Thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng cho bà con dân tộc phát triển sản xuất, đến nay đời sống người dân xã Ái Quốc của huyện vùng cao biên giới Lộc Bình đang đổi thay từng ngày.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận múa sư tử của dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017. Từ đó đến nay, công tác bảo tồn di sản này luôn được các cấp, ngành và nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh quan tâm, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
Xuất phát từ lòng đam mê và yêu nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình, với năng khiếu bản thân kết hợp nỗ lực chịu khó, ham học hỏi, anh Định Trọng Thức đã có nhiều đóng góp trong việc lưu giữ và bảo tồn làn điệu Then Tày, đàn Tính. Không chỉ vậy, anh còn truyền dạy miễn phí cho nhiều con em trong khu vực, với mong muốn phát triển nghệ thuật đàn Tính, hát Then của quê hương mình.
Một lần đặt chân đến với Lạng Sơn hẳn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nên thơ, sơn thủy hữu tình của cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Thế nhưng, điểm nổi bật nhất mỗi khi nhắc đến mảnh đất - nơi địa đầu biên viễn vẫn là những điệu Then say đắm lòng người. Đối với người dân nơi đây, hát Then và cây đàn Tính là nét văn hóa, biểu tượng đặc sắc trong đời sống tinh thần.
Đồng bào dân tộc Tày ở vùng núi phía bắc có nhiều món ăn độc đáo, mang đặc trưng của vùng miền và văn hóa dân tộc. Trong đó, món bánh dày được biến tấu ở mỗi vùng mỗi khác nhưng vẫn rất đặc biệt và ngon miệng, để lại ấn tượng đối với những ai đã từng được nếm qua.
Sáng 22/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Triển lãm trưng bày chuyên đề "Giới thiệu trình diễn di sản văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Dao". Đây là hoạt động thiết thực của tỉnh để kỷ niệm 17 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2022).