Sống đẹp đôi khi không nằm ở những điều lớn lao, mà chính từ những hành động nhỏ bé, giản dị nhưng mang lại giá trị cho bản thân, cho người chung quanh và cho xã hội. Tuổi trẻ là quãng thời gian của đam mê, khát vọng và cống hiến. Khi thanh niên chọn sống đẹp, sống có ích, họ không chỉ làm giàu cho chính mình mà còn góp phần xây dựng xã hội nhân văn, đất nước ngày càng phát triển.
Sáng 22/3, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Hà Nội, đã diễn ra chương trình "Vinh quang Thể thao Việt Nam 2025". Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Thể dục thể thao Việt Nam, Ủy ban Olympic Việt Nam, Ủy ban Paralympic Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 16/3, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk (thuộc Sở Y tế Đắk Lắk) Nguyễn Xuân Quý cho biết, việc nhiều cụ già, người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh có triệu chứng sốt, tiêu chảy, nôn ói phải nhập viện điều trị là do bệnh kiết lỵ.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, từ hoàn thiện pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng đến cải thiện đời sống cho người khuyết tật. Những thành tựu này phản ánh cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực vượt qua những khó khăn của một quốc gia đang phát triển để bảo đảm tốt nhất quyền của người khuyết tật.
Sáng 10/3, Ban tổ chức cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi tuần thứ hai (từ ngày 3/3 đến 10/3/2025). Hệ thống ghi nhận 8.186 người dự thi, với 9.396 lượt dự thi; trong đó, số người trả lời đúng là 8103. Bạn Nguyễn Ngọc Điệp (thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ hai.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu sau 10 năm phê chuẩn và thực hiện Công ước CRPD trên tất cả các lĩnh vực để bảo đảm các quyền của người khuyết tật theo công ước quy định.
Sáng 24/1, tại Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía nam đã tổ chức “Chuyến xe 0 đồng” đưa gần 650 sinh viên, công nhân người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Ất Tỵ 2025.
Trong hai ngày 18-19/1, Công ty Cổ phần Nghị Lực Sống - Doanh nghiệp xã hội quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội chợ Tết 0 Đồng, tặng quà tết cho hơn 1.500 người khuyết tật và người yếu thế.
Trong hai ngày 9 và 10/1, tại thành phố Huế, Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” (Dự án Hòa nhập) đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024.
Ngày 17/12, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 1/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật.
Ngày 12/12, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) tổ chức tọa đàm chuyên đề “Đánh giá mức độ hòa nhập người khuyết tật trong quản trị địa phương”.
Diễn đàn Chính phủ - phi Chính phủ ASEAN về phúc lợi xã hội và phát triển lần thứ 14 năm 2024 mang chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy quyền và phúc lợi của người khuyết tật”.
Ngày 3/12, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vì người mù Sao Mai tổ chức Hội thảo quốc tế “Nâng cao năng lực thông qua tạo việc làm cho người khiếm thị”, nhằm tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đề ra các giải pháp, hướng đi chung giúp người khiếm thị nâng cao năng lực và cơ hội việc làm...
Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật năm 2024, ngày 3/12, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Chương trình mít tinh, gặp gỡ các nhóm người yếu thế, khuyết tật được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ nhiều năm qua.
Trong xã hội hiện đại, nhận thức về người khuyết tật đã và đang trải qua những thay đổi quan trọng. Những rào cản xã hội, văn hóa và thể chất mà họ phải đối mặt không còn được xem là một phần không thể thay đổi của cuộc sống. Thay vào đó, xã hội bắt đầu nhìn nhận khuyết tật như một vấn đề cần giải quyết thông qua sự cải cách về môi trường, chính sách và thái độ cộng đồng.
Thu hẹp khoảng cách số và tăng cường ứng dụng công nghệ để hỗ trợ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là cần thiết để bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Sáng 20/11, tại Hà Nội, Ủy ban Paralympic Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam và Liên đoàn thể dục Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thi Các Câu lạc bộ khiêu vũ thể thao người khiếm thị toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Bước nhảy xóa mọi khoảng cách”.
Ngày 5/11, Tiktok Việt Nam, Công ty cổ phần Nghị Lực Sống-Doanh nghiệp xã hội và các đối tác tổ chức sự kiện “Chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là kinh tế số, đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc.
Trong khuôn khổ Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ 7, do Tạp chí Thanh niên phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam triển khai chiều 1/11 tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao 1 giải đặc biệt, 1 giải A, 3 giải B, 5 giải C, 3 giải khuyến khích, 1 giải "Nhân vật truyền cảm hứng" và 1 giải "Tác động".
Chiều 29/10, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã quyết định bỏ thời hạn thẻ miễn phí sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đối với người có công, người khuyết tật, người cao tuổi.
Quá trình triển khai trong thực tế cho thấy người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/dioxin cần sự hỗ trợ nhiều mặt, từ y tế, sinh kế, đến phục hồi chức năng.
Tại Hội nghị G7 về hòa nhập và người khuyết tật, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi chia sẻ, Việt Nam rất quan tâm đến công tác người khuyết tật. Nhằm hiện thực hóa Hiến pháp và các cam kết quốc tế, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành nhiều luật và bộ luật quy định các chính sách đặc thù hỗ trợ người khuyết tật. Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam cũng được thành lập, giúp Thủ tướng chỉ đạo giải quyết những vấn đề về công tác này.
Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ, 28,3% là trẻ em; hơn 1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
Được triển khai từ tháng 12/2020, dự án "Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" đặt mục tiêu cải thiện sinh kế cho cộng đồng người điếc/khiếm thính và nâng cao vị thế của người khuyết tật nói chung.
Vận động viên điền kinh hạng T63 Ezra Frech là cá nhân hiếm hoi đều đặn đếm ngược trên mạng xã hội về hành trình "100 ngày cho đến khi tôi giành huy chương vàng". Quyết tâm ấy đã được hiện thực hóa vào ngày thứ 99, và rồi niềm vui được nhân đôi trong chưa đầy 24 giờ tiếp theo.
Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam đã kết thúc thi đấu tại Paralympic Paris 2024 với thành tích một Huy chương đồng, trong khi ở kỳ Thế vận hội 2016 và 2020 chúng ta từng có một Huy chương vàng và một Huy chương bạc.
Với kỳ tích của mình, Omara Durand, chủ nhân của 14 chức vô địch thế giới và 12 chức vô địch toàn châu Mỹ tại các giải thể thao dành cho người khuyết tật, đã nhận được vô số lời chúc mừng.
Không chỉ đơn giản là những chiếc xe lăn hạng nhẹ hay những chiếc chân tay giả, câu chuyện thiết kế và sản xuất thiết bị chuyên dụng dành cho các vận động viên khuyết tật đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn sau mỗi kỳ Paralympic.
Paralympic 2024 tổ chức ở thủ đô Paris, Pháp khởi tranh từ ngày 29/8 và khép lại vào ngày 9/9. Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam dự Paralympic 2024 với 7 vận động viên gồm: Lê Văn Công, Nguyễn Bình An, Châu Hoàng Tuyết Loan, Đặng Thị Linh Phượng (cử tạ); Đỗ Thanh Hải, Lê Tiến Đạt (bơi lội) và Phạm Nguyễn Khánh Minh (điền kinh) với mục tiêu giành huy chương ở kỳ Đại hội năm nay.