Ngày 13/10, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh-tăng trưởng bền vững, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024 của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam, cũng như tiềm năng kinh tế của một trong những thị trường năng động nhất Đông Nam Á.
Tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 10/10/2023 đã đề ra nhiệm vụ quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và bình đẳng. Trong đó, xác định việc bãi bỏ các rào cản, quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của đất nước.
Ngày 19/6, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức hội nghị công bố “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI)”.
Ngày 4/5, tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân với sự tham dự của hơn 400 doanh nghiệp đại diện cho hơn 16.000 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Bài viết nhận định Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, bằng chứng là Việt Nam được thăng hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh nhờ có khung pháp lý hiệu quả và minh bạch.
Năm 2024, Chính phủ đã khôi phục Chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự trở lại của Nghị quyết sau một năm gián đoạn, mang theo thông điệp cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp.
Hai tháng đầu năm 2024, cả nước có 41.097 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so cùng kỳ. Các nhà đầu tư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp, quay trở lại thị trường đón cơ hội phục hồi và phát triển.
Ngày 5/1/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm khôi phục lại chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời tạo áp lực và khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương.
Kinh tế tư nhân được đánh giá có vai trò quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, là động lực tăng trưởng cho đất nước, cần sớm nhận diện bất cập, tháo gỡ những “điểm nghẽn”.
Sự trở lại của Nghị quyết 02/NQ-CP (ngày 5/1/2024) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân trong giai đoạn mới.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Cắt giảm thủ tục hành chính đang có hiệu lực, không ban hành thêm các thủ tục mới làm phát sinh thêm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp là những yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong mục tiêu cải cách thể chế, nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy động lực tăng trưởng. Phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về vấn đề này.
Chiều 29/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp nhà đầu tư năm 2023. Hơn 80 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong ngoài nước đến dự hội nghị. Các doanh nghiệp đã nêu nhiều ý kiến đóng góp về việc tháo gỡ khó khăn liên quan đến cải thiện các thủ tục hành chính; việc sớm hoàn thành quy hoạch chung của tỉnh để có cơ sở đầu tư dự án…
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 "Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Tại Nghị quyết này, Ðảng ta đã xác định, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ...
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương nêu quan điểm: "Tại thời điểm này, yêu cầu cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang trở thành mệnh lệnh không thể chần chừ!". Phóng viên Báo Nhân Dân điện tử đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung để làm rõ hơn nội dung này.
Suốt 60 năm qua (1963-2023), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tiền thân là Phòng Thương mại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn có nhiều đóng góp to lớn với sự phát triển của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam; xứng đáng vai trò tổ chức quốc gia tập hợp, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.
Qua kết quả điều tra PCI 2022 vừa công bố mới đây có thể thấy những nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền các địa phương trong năm đầu tiên phục hồi sau đại dịch Covid-19. Điều này đã giúp môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện, vị trí nền kinh tế Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cải cách thể chế nhất quán theo thị trường sẽ là khâu đột phá chiến lược, giúp khôi phục lại niềm tin thị trường và của nhà đầu tư. Đồng thời, tăng cường quản lý, điều tiết thị trường bằng các giải pháp thị trường, không bằng mệnh lệnh hành chính hoặc thay đổi thể chế, luật pháp theo lối “giật cục”, khó đoán định sẽ làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam tiếp tục có sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
Kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam đang có xu hướng cải thiện rõ rệt với điểm trung vị tiếp tục tăng năm thứ 6 liên tiếp, đạt 65,22 điểm.
Theo TTXVN, Cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc tập đoàn tư vấn Economist Group (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý II/2023, trong đó ghi nhận Việt Nam có mức thăng hạng nhiều nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng.
Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam thông tin, Chính phủ Anh đã chỉ định tổ chức TheCityUK triển khai dự án hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện tầm nhìn phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính và kinh doanh cấp khu vực.
Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài (FDI) đối với các doanh nghiệp châu Âu, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã có một số cải thiện nhất định, đồng thời cho thấy những dấu hiệu tích cực trong triển vọng kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam trong năm 2023.
Theo dự kiến, ngày 11/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022; trong đó, lần đầu tiên VCCI và USAID giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).
Diễn đàn Doanh nghiệp lần thứ 14 của Lào đánh giá, thời gian qua môi trường kinh doanh tại Lào đã được cải thiện rõ rệt, đã giảm được thời gian và các chi phí của doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp, cũng như nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư mới gia nhập thị trường, tạo thêm việc làm, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Sáng 3/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn Văn hóa với doanh nghiệp năm 2022, chủ đề "Chấn hưng văn hóa - Nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững".
Một chu kỳ kinh doanh mới đang bắt đầu với nhiều nỗ lực vượt bậc để vượt qua những khó khăn chưa từng có do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Đây là thời điểm doanh nghiệp, nhà đầu tư bắt đầu trở lại “đường đua” cho nên rất cần môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để sớm phục hồi và tăng tốc phát triển.
Sáng 1/8, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn AIA Lee Yuan Siong. Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng những kết quả kinh doanh vượt trội mà Tập đoàn AIA đạt được sau hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, qua đó khẳng định vị thế hàng đầu của Tập đoàn trong thị trường bảo hiểm nhân thọ với nhiều đóng góp có ý nghĩa vì cộng đồng tại Việt Nam.