Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để nâng cao uy tín của doanh nghiệp, khi việc đáp ứng các nền tảng và thể chế mới về sản xuất xanh-sạch sẽ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp cam kết thực hiện.
Chuỗi sự kiện gồm các chương trình tọa đàm, hội thảo liên quan tín dụng xanh, trái phiếu xanh; chuyển đổi năng lượng tái tạo; giao thông xanh; xuất khẩu xanh…, qua đó đề xuất kiến nghị nhằm tháo gỡ rào cản chính sách, tìm ra giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và ưu tiên phát triển bền vững, ngành đóng tàu của Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng thực hiện chuyển đổi xanh. Điều này không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để ngành nâng cao năng lực, đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường, góp phần thực hiện cam kết phát thải bằng 0 vào năm 2050 của nước ta.
Tỉnh Hưng Yên đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp nhận nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước nên việc chuyển đổi năng lượng công bằng không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với tỉnh Hưng Yên.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam nhằm vươn ra biển, khai thác tiềm năng của biển phục vụ phát triển đất nước đã thể hiện tầm nhìn vĩ mô của Đảng và Chính phủ. Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành hàng hải đóng vai trò rất quan trọng, là cửa ngõ thông thương, giao lưu văn hóa, phát triển du lịch với các nước và là cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Nhằm giúp các đối tác trong chuỗi cung ứng tháo gỡ rào cản, xây dựng lộ trình giảm phát thải một cách thiết thực và bền vững, ngày 25/2, tại TP Hồ Chí Minh, Unilever Việt Nam phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham) tổ chức Hội thảo tập huấn Đường đến Phát thải ròng bằng 0.
Theo đánh giá của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đề xuất kéo dài thời hạn nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0% đối với ô-tô điện chạy pin đến hết ngày 28/2/2027 phù hợp với các chính sách về chuyển đổi xanh, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế-xã hội.
Chiều 21/2, Ủy ban nhân dân thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững; hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chuyển đổi xanh không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cơ hội để thủy sản Việt Nam phát triển bền vững. Những phương pháp sản xuất, nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người, tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt, giá trị cao, duy trì và phát triển nguồn lực tự nhiên cho các thế hệ mai sau, đang dần hình thành “tương lai xanh” cho thủy sản Việt Nam.
Trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Sáng 6/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức chuyển đổi xanh Green Transition phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) tổ chức hội thảo với chủ đề “Gặp gỡ các chuyên gia ESG-doanh nghiệp làm thế nào để bắt đầu hành trình chuyển đổi xanh?”
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững. Do đó, việc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn bền vững là sống còn đối với nền kinh tế.
Sáng 4/12, nằm trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” (“Science for Life” Symposia) thuộc khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, tọa đàm “Vật liệu cho tương lai bền vững” với sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã chia sẻ về những nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững vào thực tiễn và được coi là giải pháp quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên hiện nay.
Bên cạnh những vai trò đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó phát triển xanh đang là yêu cầu cấp thiết và được ưu tiên hàng đầu.
Ngày 23/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp Tập đoàn Vingroup tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế xanh và cải thiện chỉ số xanh tỉnh Vĩnh Phúc.
Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng của phát triển kinh tế-xã hội. Theo báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024” do Google và Temasek công bố ngày 5/11 vừa qua, ước tính quy mô nền kinh tế internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so năm 2023.
Chiều 20/11, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới tổ chức Tọa đàm "Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi - Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao của Việt Nam".
Đại biểu nêu các đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách, nguồn lực… với các bên hữu quan để thúc đẩy thực hiện những sáng kiến, mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda hôm qua cho biết, ông hy vọng sẽ duy trì mục tiêu lạm phát 2% và theo dõi thận trọng" tác động kinh tế do biến đổi khí hậu, cũng như hậu quả từ các biện pháp của chính phủ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát như thế nào.
Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh," thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp theo hướng xanh và bền vững, đáp ứng xu hướng thị trường thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ.
Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tại diễn đàn, đại diện nhiều bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đã trình bày ý kiến, gợi mở những giải pháp phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển xanh, bền vững của Lâm Đồng.
Ngày 29/10, tại Hà Nội, Tạp chí Tiếp thị và Gia đình phối hợp Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến, có chủ đề "Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp hành động, cộng đồng hưởng lợi” với sự tham dự của các chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, môi trường và đại diện các doanh nghiệp tiên phong trong chiến lược chuyển đổi xanh.
Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, phát thải các-bon thấp, hướng tới Net zero là xu thế tất yếu của thời đại mới. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các khu vực, thúc đẩy đạt được các mục tiêu thịnh vượng và bền vững.
Nhận lời mời của Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed Al Nahyan, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Hoàng Thái tử kiêm Thủ tướng Vương quốc Saudi Arabia Mohammed Bin Salman, hôm nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE, Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa và dần tiến tới miễn thủ tục nhập cảnh cho công dân Việt Nam.
Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo, đổi mới và quyết tâm mạnh mẽ của hội viên, phụ nữ trong việc hướng tới những mô hình kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường.
Chiều 17/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trả lời câu hỏi của báo chí về quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với việc khởi động lại dự án điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội, ông Phạm Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thấy rằng, việc khởi động lại các dự án điện hạt nhân để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội là quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.