Ngày 16/11, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”.
Ngay khi có kết quả kiểm tra hiện trường vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Phổ Quang (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) hồi cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn yêu cầu cơ quan chức năng ở tỉnh Phú Thọ và các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật bị hư hại tại di tích này, trong đó có bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá (Bệ đá hoa sen).
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào tháng 11 tới.
Chiều 3/10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý III, triển khai nhiệm vụ công tác quý IV, giới thiệu nhiều hoạt động trọng tâm từ nay đến cuối năm và công tác chuẩn bị hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc trong năm 2025.
Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, Cục đã đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mới các sắc phong liên quan đến phủ Vân Cát, thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (tỉnh Nam Định). Đồng thời, Cục cũng đề nghị Sở chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ, phân loại tiêu chí, quy mô, loại hình công trình sửa chữa, cải tạo, xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích; hoặc xác định tiêu chí các thủ tục hành chính, thời gian trả lời đối với từng loại hình công trình.
Đại biểu Quốc hội đồng tình với việc bổ sung quy định về chính sách đãi ngộ đối với tất cả các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được quy định tại khoản 1 Điều 13 của dự thảo Luật mà không bị hạn chế bởi quy định chỉ áp dụng với nghệ nhân có thu nhập thấp hoặc hoàn cảnh khó khăn như Luật hiện hành.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu cần nghiên cứu, quy định cụ thể về thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa khi xây dựng dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định rõ quyền sở hữu đối với di sản văn hóa, tạo cơ sở để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ thể di sản trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản, đồng thời cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài.
Tham gia thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền…
Cả nước hiện có gần 270 bảo vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia (trong đó, 153 bảo vật được lưu giữ, bảo quản, trưng bày tại các bảo tàng, di tích; 13 bảo vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân).
Sáng 12/3, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh.
Di vật, cổ vật là một bộ phận của di sản văn hóa nói chung. Do các yếu tố khách quan, nhiều cổ vật quý hiếm của Việt Nam đã thất thoát, lưu lạc ra nước ngoài. Thời gian gần đây, tuy số lượng cổ vật về nước gia tăng, nhưng thủ tục hồi hương cổ vật gặp nhiều rào cản về hành lang pháp lý, cơ chế cũng như tài chính. Để không lỡ nhịp hồi hương di sản, cần xây dựng chiến lược bài bản, có tầm nhìn cùng những chính sách linh hoạt, thông thoáng, tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực chung tay tìm kiếm, quy tụ di sản.
Sau hơn 20 năm thực thi, trước những thay đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa và giao lưu văn hóa quốc tế thực tiễn đòi hỏi Luật Di sản văn hóa cần có những điều chỉnh cho phù hợp để công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa ngày càng tăng cường vai trò trong cuộc sống, thúc đẩy các nguồn lực phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, phản văn hóa.
Các quần thể di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật như các khu đô thị cổ, phố cổ, làng cổ ở nước ta mang tính đặc thù và là những di sản “sống” hấp dẫn, thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm.
Gồm 10 chương 154 điều, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã cập nhật về di sản tư liệu, điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề về chuyển đổi số di sản; quyền sở hữu trí tuệ trong khai thác di sản văn hóa cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập nhận diện, quản lý về một loại hình di sản không kém phần quan trọng là di sản công nghiệp.
Các ngành công nghiệp văn hóa-sáng tạo có tiềm năng phát triển, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia, tạo nên sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ văn hóa-sáng tạo. Để có sự phát triển tốt nhất, các cơ quan quản lý cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi chuyên biệt cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Ngày 20/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm kê di tích giai đoạn 2019-2022 và công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh.
Ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng nằm trong vùng chiến khu cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho nên có hệ thống di tích lịch sử, cách mạng dày đặc. Những di tích này đã được ngành văn hóa và ba địa phương kiểm kê, xếp hạng, trở thành các "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống, thu hút khách du lịch về nguồn, nghiên cứu, trải nghiệm.
Sáng 28/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo góp ý hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Hội nghị ở quy mô toàn quốc nên có nhiều đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong lĩnh vực di sản trên cả nước tham dự.
Trong các loại hình di sản văn hóa, di sản tư liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử và nghệ thuật, phản ánh bản sắc văn hóa Việt Nam. Ðược lưu giữ dưới dạng mộc bản hay sách vở, văn bản như hoành phi, câu đối, sắc phong, tấu sớ, chiếu chỉ... di sản tư liệu là văn hóa dân tộc, là tri thức và kinh nghiệm được truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa quan trọng trong phổ biến kiến thức, giáo dục truyền thống lịch sử, địa lý, văn hóa, nâng cao tinh thần ham học, tìm hiểu tri thức.
Sáng 12/1, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị-Hội thảo Tổng kết thực hiện Luật Di sản văn hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì.
Sáng 20-8, tại vị trí cầu Thê Húc (hồ Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm phối hợp Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (đơn vị thi công) tổ chức thi công hợp long các khối cấu kiện bê-tông, hoàn thành công trình kè hồ với tổng chiều dài gần 1.500m sau 65 ngày đêm.