Quang cảnh lớp tập huấn.

Tập huấn, bồi dưỡng về văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa

Sáng 19/11, tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum phối hợp Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và người Jrai” trong hành trình du lịch di sản Kon Tum-Gia Lai.
Lễ phát động cuộc thi diễn ra tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lần đầu tiên, cuộc thi tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được phát động thi tìm hiểu trực tuyến theo từng tuần. Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Vận động viên Việt Nam tranh tài tại SEA Games 31. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Giải pháp nào để ngành thể thao Việt Nam có thể vươn tầm phát triển?

Để có thể vươn tầm châu lục và thế giới, trước hết, thể thao Việt Nam phải quyết tâm loại bỏ các tiêu cực, tồn tại, hạn chế. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã khẳng định, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Còn về việc nâng cao chất lượng và thành tích của thể thao nước nhà, người đứng đầu ngành cũng như các chuyên gia cho rằng, cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp và một chiến lược bài bản mang tính lâu dài…
Vận động viên thể dục dụng cụ sinh năm 2000 - Carlos Yulo của Philippines giành Huy chương Vàng Olympic Paris 2024. (Ảnh: Reuters)

Bài học kinh nghiệm về phát triển thể thao từ các nước trong khu vực

Để cạnh tranh tại những đấu trường thể thao quốc tế đầy khắc nghiệt, ngoài việc làm trong sạch nội bộ và loại bỏ tiêu cực, các quốc gia cần những phương pháp như kết hợp giữa đầu tư chính phủ, sự hợp tác cùng khu vực tư nhân và quá trình đào tạo từ gốc tới ngọn dành cho vận động viên. Minh chứng tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines đã thể hiện rõ nét phương hướng đúng đắn nêu trên.
Vận động viên Vũ Đức Anh tranh tài ở nội dung nhảy cao nam tại SEA Games 31. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Kinh phí cho vận động viên thi đấu quốc tế: Thiếu cơ chế hay hạn chế nguồn lực đầu tư?

Cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bước đầu đã có những xử lý về mặt hành chính đối với những bất cập trong ngành thể thao như Báo Nhân Dân đã nêu trong bài 1. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những vướng mắc, hạn chế trong quy định, chính sách hiện hành cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực, đồng thời là trở ngại lớn cho sự phát triển của thể thao Việt Nam.
Nữ cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi thi đấu tại giải Billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới (World Championship Ladies) diễn ra tại Pháp. (Ảnh: FBNV)

Vận động viên “than” tự bỏ tiền túi đi thi đấu quốc tế, bị bớt xén khẩu phần ăn…

Vụ vận động viên thành tích cao tố cáo huấn luyện viên bớt xén tiền thưởng, khẩu phần ăn đã được đưa ra chất vấn tại nghị trường Quốc hội. Bên cạnh đó, sự việc nữ cơ thủ Billiards & Snooker Nguyễn Hoàng Yến Nhi phản ánh tự bỏ tiền túi đi thi đấu quốc tế cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người yêu mến thể thao nước nhà. Vậy, đó là những sự việc “cá biệt” hay nó phản ánh một thực trạng “nhức nhối” không nhỏ đang tồn tại trong ngành thể thao Việt Nam?
Toàn cảnh cuộc họp báo.

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Chiều 3/10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý III, triển khai nhiệm vụ công tác quý IV, giới thiệu nhiều hoạt động trọng tâm từ nay đến cuối năm và công tác chuẩn bị hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc trong năm 2025.
Các đại biểu mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước hội thi.

Hội thi thuyết trình lan tỏa nội dung "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc"

Sáng 28/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi thuyết trình lan tỏa nội dung “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc” trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thả hoa đăng tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ trên sông Thạch Hãn. (Ảnh minh họa)

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản hùng ca bất diệt”

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam tại Quảng Trị (1954-2024), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bản hùng ca bất diệt”, dự kiến diễn ra tối 11/8 tại thị xã Quảng Trị.
Du khách trải nghiệm tour đêm tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Tìm hướng phát triển mô hình du lịch đêm

Thời gian qua, nhiều sản phẩm du lịch đêm đã tạo ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước như: chương trình nghệ thuật thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ ở Hà Nội, tour đêm phố cổ Hoa Lư ở Ninh Bình, tour Quận 1 - Sắc màu đêm ở thành phố Hồ Chí Minh… Hiệu quả mà các sản phẩm này mang lại cho thấy tiềm năng của việc khai thác các hoạt động du lịch đêm ở Việt Nam.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao giải Nhất Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho các tác giả, nhóm tác giả. (Ảnh: TRẦN HẢI - THỦY NGUYÊN

Nhiều điểm mới trong Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 2

Tại Quyết định số 1375/QĐ-BTCGBC do Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký, Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 2 so với lần thứ 1 được tổ chức năm 2023 có nhiều điểm mới.
Lễ chuyển giao ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ Pháp về Việt Nam. (Ảnh Cục Di sản văn hóa cung cấp)

Chiến lược đồng bộ và dài hơi trong hồi hương cổ vật

Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của chính quyền các cấp và những tổ chức, cá nhân yêu di sản trong nước và ngoài nước, một số cổ vật quý bị mất hoặc vì những lý do lịch sử bị mang ra khỏi nước ta, đã được đưa về Việt Nam. Gần đây nhất, khi ấn “Hoàng đế chi bảo” của vương triều Nguyễn xuất hiện trong danh sách phiên đấu giá tại Pháp, vấn đề đưa cổ vật lưu lạc về cố hương để bảo quản, phát huy giá trị mới thật sự được cộng đồng quan tâm. Câu chuyện này cũng gióng lên hồi chuông về việc cần thiết phải có một chiến lược tổng thể để hồi hương cổ vật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Vững bước, tự tin, tạo bước phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhanh, bền vững

Sáng 3/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với chủ đề “Phát huy vai trò động lực của văn hóa, thể thao và du lịch đối với sự phát triển bền vững đất nước”. 
Quang cảnh buổi làm việc.

Ngành văn hóa cần quan tâm thu hút cán bộ trong một số lĩnh vực đặc thù

Chiều 28/11, Đoàn kiểm tra số 889 của Bộ Chính trị do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thông báo kết quả kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Trao bằng khen tặng 26 tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.

Bảo tồn, phát huy và nhân lên giá trị văn hóa, truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta

Chiều 28/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2023) và kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc hội nghị.

Hơn 1.000 đại biểu dự Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023

Sáng 28/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc 2023. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2023). Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng dự và chủ trì, cùng sự tham dự của hơn 1.000 cán bộ văn hóa tại 63 điểm cầu trên cả nước.
Mỗi năm, Làng du lịch sinh thái Thái Hải đón hàng chục nghìn du khách.

Thái Nguyên khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở trung du miền núi, phong cảnh hữu tình, sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng, bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Thời gian qua, tỉnh có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, khuyến khích, quảng bá nhằm phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng để phát triển kinh tế-xã hội.
Lễ hội Ngũ linh từ.

Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể lễ hội Ngũ linh từ

Vùng đất Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng) được tạo lập bởi phù sa màu mỡ của hai con sông Thái Bình và Văn Úc. Mảnh đất gắn liền với văn minh lúa nước và cũng mang trong mình các tín ngưỡng dân gian đặc sắc; trong đó, phải kể đến lễ hội "Ngũ linh từ" - lễ hội tiêu biểu cho tục cầu nước trong tín ngưỡng dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận buổi làm việc.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa

Ngày 18/8, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả công tác nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.