Quang cảnh phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Chú trọng kinh tế hợp tác xã trong cơ cấu lại nền kinh tế

Các đại biểu Quốc hội cho rằng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần chú trọng vấn đề phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đồng thời đề nghị rà soát lại hệ thống pháp luật về hợp tác xã để hoàn thiện khung pháp lý cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm chiều 28/10.

Tổ chức đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim

Về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, một số đại biểu Quốc hội đề xuất giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đối với các phim có nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị, còn các phim có nội dung khác nên thực hiện đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim giữa các hãng phim truyện và các doanh nghiệp sản xuất phim.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận trực tuyến chiều 27/10. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Xây dựng và hoàn thiện bảo hiểm y tế để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, làm thế nào để mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế, đặc biệt bảo đảm tính bền vững của bảo hiểm y tế là một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho hệ thống y tế cũng như bảo hiểm xã hội, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 27/10. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Đẩy mạnh thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân

Với hơn 90,85% dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã vượt 10,85% so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Song vẫn cần thiết phải rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện các chính sách, nhằm tiếp tục hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân còn gặp nhiều khó khăn, hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Thăng (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Cần làm rõ trường hợp nào cảnh sát cơ động được phép “huy động người, phương tiện”

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quy định cụ thể trường hợp nào cảnh sát cơ động được quyền huy động người, phương tiện, thiết bị để tránh sự lạm dụng không cần thiết, vì đây là nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, chiều 26/10. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Nâng cao hiệu quả bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như bảo đảm hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Quang cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại hội trường sáng 25/10 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. (Ảnh: DUY LINH)

Trao thêm quyền cho công an xã cần xem xét, đánh giá kỹ hơn năng lực cán bộ

Việc giao thêm trách nhiệm cho công an xã trong việc kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác tội phạm là yêu cầu cần thiết để xử lý ngay vụ việc tại cơ sở trong bối cảnh hiện nay, song cần xem xét, đánh giá kỹ hơn về năng lực của lực lượng này khi trao thêm quyền, cùng với đó là điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật để bảo đảm tính khả thi.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến. (Ảnh: baobacgiang.com.vn)

Cần tăng cường kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) đề nghị Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, nhấn mạnh rằng nếu quyền lực không được kiểm soát tốt, dễ dẫn đến sự tha hóa, lạm quyền, lộng quyền, và đó là nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của tham nhũng.

Toàn cảnh phiên họp trực tuyến của Quốc hội chiều ngày 23/10.

Tổ chức phiên tòa trực tuyến hướng đến xây dựng tòa án điện tử

Tổ chức phiên tòa trực tuyến là yêu cầu cần thiết trong tình hình hiện nay, bảo đảm tư pháp không chậm trễ trong bối cảnh dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động của tòa án, từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, hướng đến xây dựng tòa án điện tử.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh phát biểu thảo luận tại tổ 7, ngày 23/10. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Đổi mới hình thức khen thưởng để hướng về cơ sở

Sau 17 năm thực hiện, Luật Thi đua, khen thưởng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Trong đó, đổi mới hình thức khen thưởng là rất quan trọng để hướng về cơ sở, bao phủ được cả các đối tượng ngoài nhà nước, tập trung vào các đối tượng trực tiếp lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. (Ảnh: DUY LINH)

Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự bảo đảm cam kết trong CPTPP

Qua rà soát, một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự vẫn chưa tương thích với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đòi hỏi cần có điều chỉnh để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong CPTPP.

 Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê. (Ảnh: DUY LINH - THỦY NGUYÊN)

Sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê hướng đến thông tin thống kê kịp thời và xác thực

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê được xây dựng nhằm cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030; giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; xây dựng cơ sở pháp lý để thu thập các chỉ tiêu thống kê quốc gia; và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh: DUY LINH - THỦY NGUYÊN)

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2022

Sáng 20/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH - THỦY NGUYÊN)

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Sáng 20/10, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.