Năm nay, nước chủ nhà Azerbaijan chọn chủ đề “Đoàn kết vì một thế giới xanh” cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), với kỳ vọng về một tương lai xanh cho thế giới. Đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi xanh, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cũng khẳng định lại quyết tâm đẩy nhanh chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên, con đường “xanh hóa” trên toàn cầu còn gặp nhiều thách thức.
Hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một gay gắt hơn với các kỷ lục về nhiệt độ liên tiếp bị xô đổ, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Được nêu bật trong một loạt báo cáo đưa ra ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), điều này cho thấy tính cấp thiết của việc tăng cường nỗ lực chung nhằm ứng phó thách thức toàn cầu.
Ngày 17/9, tại Hà Nội, các đại biểu đến từ các dự án trong khuôn khổ “Sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI)” cùng các đối tác Đức và Việt Nam đã trao đổi và chia sẻ kiến thức trong Hội thảo IKI Việt Nam thường niên 2024.
Châu Á và Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và chịu ảnh hưởng từ thiên tai và các rủi ro khí hậu khác nhiều hơn so với bất kỳ khu vực nào khác. Nếu không có dữ liệu chất lượng cao và khả năng phân tích dữ liệu, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực khó có thể xây dựng những biện pháp hiệu quả, có trọng tâm để ứng phó biến đổi khí hậu.
Hội đồng châu Âu vừa thông qua một quy định thiết lập khuôn khổ các biện pháp nhằm củng cố hệ sinh thái sản xuất công nghiệp không phát thải của Liên minh châu Âu (EU), được biết đến nhiều hơn với tên gọi "Đạo luật công nghiệp không phát thải".
Viện Nghiên cứu Tác động của Biến đổi Khí hậu Potsdam (PIK) vừa công bố báo cáo cảnh báo, thiệt hại cho canh tác nông nghiệp, hạ tầng, sản lượng kinh tế và y tế do biến đổi khí hậu ước tính lên tới 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050. Chống biến đổi khí hậu luôn là nhiệm vụ cấp bách của tất cả quốc gia trên thế giới.
Nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á đang hứng chịu các đợt nắng nóng bất thường, vượt ngưỡng 40 độ C. Theo giới chuyên gia môi trường, cùng với nắng nóng ở Đông Nam Á, các trận lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra cuối tháng 4 này là hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
Để thực hiện lộ trình giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, dự kiến từ nay đến năm 2040, nền kinh tế cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD, tương đương 6,8% GDP.
Nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình của nông dân lan rộng trên toàn khối, Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đã công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, EU vẫn ở thế khó khi chưa tìm ra lời giải cho bài toán cân bằng giữa nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu tham vọng về khí hậu và bảo đảm lợi ích của nông dân.
Ngày 13/12, các nước tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã thông qua một thỏa thuận về khí hậu, trong đó lần đầu tiên kêu gọi thế giới tiến tới từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), ít nhất 80 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu đạt một thỏa thuận về chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, một số quốc gia lại phản đối đưa cam kết này vào thỏa thuận của COP28. Tính cấp thiết cắt giảm lượng khí thải đòi hỏi các nước gạt bỏ lợi ích riêng để tìm tiếng nói chung trong một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu.
Tại phiên toàn thể Hội nghị thường niên mùa thu diễn ra ở Marrakech (Maroc), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) hối thúc các nước thành viên tăng cường hỗ trợ nỗ lực chống đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh thế giới đối mặt khủng hoảng khí hậu, sự hỗ trợ của các nước giàu dành cho nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu rất quan trọng, giúp các mục tiêu toàn cầu không chệch hướng.
Tại hội nghị quốc tế về khí hậu và năng lượng với sự tham dự của khoảng 40 bộ trưởng và các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol đã cảnh báo về những thách thức trong việc thực hiện mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5oC. Ông kêu gọi tăng cường hợp tác trong bối cảnh thế giới đang chạy đua với thời gian trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Chiều 21/9 (giờ địa phương), tại New York, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry nhân dịp Thủ tướng tới Hoa Kỳ tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, các cú sốc khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình hình xung đột tại nhiều quốc gia, khiến tỷ lệ tử vong tăng cao, gây suy giảm kinh tế và dẫn tới làn sóng di cư. Giới chuyên gia thúc giục cộng đồng quốc tế khẩn trương giải quyết nạn di cư này, trong đó có hỗ trợ tài chính cho các quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Sạt lở đất là một hiện tượng địa chất xảy ra rất phổ biến trên thế giới, trong mọi điều kiện khí hậu và địa hình, gây thiệt hại lớn về kinh tế, tác động tiêu cực đến môi trường và là nguyên nhân dẫn đến hàng nghìn người chết và bị thương mỗi năm. Hãy cùng điểm lại một số vụ sạt lở đất thảm khốc trên thế giới.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ hạn hán đến lũ lụt quy mô lớn và các tác động khác của biến đổi khí hậu đang gia tăng ở châu Á, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cũng như hệ sinh thái của châu lục.
Hàng trăm nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quy tụ tại Paris của Pháp, cùng thảo luận giải pháp cho các vấn đề biến đổi khí hậu và tình trạng đói nghèo. Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu, chia sẻ gánh nặng và tăng cường phối hợp hành động là đề xuất của nhiều đại biểu nhằm giải những bài toán cấp bách của thế giới.
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra những đợt nắng nóng kỷ lục bởi hiện tượng El Nino, gây hậu quả nghiêm trọng ở nhiều quốc gia. Báo cáo mới đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên hợp quốc chỉ ra, thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu hay nước đã gây ra gần 12 nghìn thảm họa trong giai đoạn 1970-2021, khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng và nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 4.300 tỷ USD.
Trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết dành 20,5 tỷ USD từ nguồn vốn riêng của mình để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, cũng như góp phần giải quyết khủng hoảng và xây dựng khả năng thích ứng.
Thông điệp của Ngày Khí tượng thế giới 23/3 năm nay là “Tương lai của thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước qua các thế hệ”. Hưởng ứng sự kiện này, Việt Nam đưa ra chủ đề "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".
Ngày 22/3, tại thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Trung tâm phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".
Các nhà đàm phán Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/12 đã đạt được thỏa thuận về việc cải cách thị trường carbon của khối, vốn là công cụ chính sách chủ chốt của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed kêu gọi các quốc gia phát triển đưa ra lộ trình rõ ràng nhằm khởi động việc phân bổ các gói tài chính đã cam kết tài trợ cho các quỹ thích ứng khí hậu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) hồi năm 2021.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, các nền kinh tế phát triển phải chịu trách nhiệm về phần lớn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong suốt chiều dài lịch sử của những nước này.
Thành phố Isesaki nằm ở phía bắc thủ đô Tokyo trong tháng 6 ghi nhận nhiệt độ 40,2 độ C, cao nhất trên cả nước, vượt qua kỷ lục trước được ghi nhận vào mùa hè năm 2011 là 39,8 độ C.
Chính phủ Mỹ sẽ chi hơn 500 tỷ USD cho công nghệ khí hậu và năng lượng sạch trong thời gian tới, theo ba đạo luật được ban hành gần đây. Với việc đặt biến đổi khí hậu là trung tâm trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật chi tiêu ngân sách khổng lồ dành cho chống biến đổi khí hậu và y tế.