Hiệp định Paris

Hiệp định Paris

Hiệp định Paris 1973 là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Văn kiện lịch sử này đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Ông Michel Strachinescu chia sẻ với phóng viên những bức ảnh kỷ niệm khi ông còn là lái xe cho Phái đoàn Việt Nam. (Ảnh: Thu Hà - P/v TTXVN tại Pháp)

Hồi ức sống động của các nhân chứng về Hiệp định Paris

Ngày 27/1/1973 tại Trung tâm hội nghị Kleber ở thủ đô Paris, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết. Trong thắng lợi này, bên cạnh đóng góp to lớn của các chính khách, còn có sự tham gia thầm lặng của nhiều bạn bè Pháp và bà con kiều bào, giống như những cánh én nhỏ góp phần làm nên mùa Xuân hòa bình cho Việt Nam.
Một số hình ảnh tại lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris 1973. (Ảnh tư liệu: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao)

Hiệp định Paris: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước và bản sắc ngoại giao của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị, góp phần tạo nên những thắng lợi làm rạng rỡ lịch sử dân tộc, từ đàm phán bảo vệ nền độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 và đỉnh cao là ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973.

Việt kiều cùng bạn bè Pháp vẫy cờ trên đường phố chung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber vào ngày ký kết Hiệp định Paris. (Ảnh: Lê Tấn Xuân)

Ký ức về Hiệp định Paris 1973

Thấm thoắt 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 27/1/1973, ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết. Tôi rất vinh dự đã tham gia phong trào yêu nước tại Pháp, đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh giành lại tự do, hòa bình cho đất nước và Bắc Nam sum họp một nhà.
[Ảnh] Lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris 1973

[Ảnh] Lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris 1973

Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, ở Paris, Pháp. Các bên tham gia đàm phán và ký kết gồm: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. 
[Ảnh] Việt kiều tại Pháp mừng ngày ký kết Hiệp định Paris 1973

[Ảnh] Việt kiều tại Pháp mừng ngày ký kết Hiệp định Paris 1973

Ngày 27/1/1973 là một ngày vô cùng đặc biệt đối với kiều bào ở Pháp. Ngay từ sáng sớm, đông đảo bà con và bạn bè Pháp đã có mặt ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber để chào đón hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam.
[Ảnh] Chính giới và dư luận Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam

[Ảnh] Chính giới và dư luận Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam

Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của phong trào đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam của nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp.
Việt kiều cùng bạn bè Pháp vẫy cờ trên đường phố chung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber vào ngày ký kết Hiệp định Paris. (Ảnh: Lê Xuân Tấn)

Việt kiều ở Pháp -"Binh chủng đặc biệt" tại Hội nghị Paris

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, đánh dấu một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong suốt thời gian đó, Việt kiều yêu nước tại Pháp đã góp phần không nhỏ như "một binh chủng đặc biệt" vào công việc của hai đoàn đàm phán và vận động dư luận ủng hộ Việt Nam.
Quang cảnh lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: TTXVN

Ý nghĩa và những bài học từ Hiệp định Paris

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023), Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ đã trao đổi về các góc nhìn của dư luận Mỹ, cũng như những bài học rút ra từ hiệp định có ý nghĩa lịch sử này.
Hiệp định Paris 1973: Mốc son của ngoại giao Cách mạng Việt Nam

Hiệp định Paris 1973: Mốc son của ngoại giao Cách mạng Việt Nam

Đất nước phát triển, chính trị ổn định, kinh tế khá giả, đời sống người dân no ấm hạnh phúc, sánh vai cùng bạn bè quốc tế, đó là mục tiêu cao cả nhất của mỗi quốc gia. Là một đất nước từng trải qua nhiều năm chiến tranh, người dân Việt Nam hiểu hơn ai hết cái giá của hòa bình, với vị thế và tiềm lực mới Việt Nam luôn sẵn sàng là một đối tác bắt những nhịp cầu đối thoại, hòa giải, kiến tạo hòa bình khu vực và thế giới.
[Ảnh] Thế giới đoàn kết, ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa

[Ảnh] Thế giới đoàn kết, ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa

Trước, trong và sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên toàn thế giới đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ và viện trợ có hiệu quả, luôn đoàn kết và sát cánh cùng với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa.
[Ảnh] Những địa danh liên quan đến Hội nghị Paris

[Ảnh] Những địa danh liên quan đến Hội nghị Paris

Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã tuyên bố: Hy vọng đi tới hội nghị hòa bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hòa bình trong danh dự”. Ngày 3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ. Tuy nhiên, phải mất 30 ngày, hai bên mới thống nhất sẽ tiến hành đàm phán ở Paris theo sáng kiến của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Sáng mãi khát vọng vì hòa bình từ Hiệp định Paris

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023) được tổ chức trang trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Paris, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định, 50 năm đã trôi qua nhưng hiệp định này vẫn luôn là minh chứng sống động cho khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ to lớn của bạn bè Pháp và quốc tế.
Công chúng tham quan trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”.

Khai mạc Trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”

Chiều 16/1, Trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Sự kiện do Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023).