Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và các thành viên trong đoàn công tác thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng viếng nghĩa trang liệt sĩ, trao quà cho hộ nghèo ở Quảng Trị

Ngày 2/2, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến tặng quà các đối tượng chính sách, người nghèo và thực hiện một số hoạt động tri ân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Cuốn sách “Hồi ức Quảng Trị” của nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha.

“Hồi ức Quảng Trị” và thông điệp về tinh thần hòa hợp dân tộc

Cuốn sách của nhà văn Nguyễn Thụy Kha đặt song song hai bản nhật ký, hồi ký của hai người lính ở hai đầu chiến tuyến trong một cuộc chiến đấu dài ngày, cam go, ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972, qua đó không chỉ góp phần tôn vinh truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân ta mà còn gửi gắm thông điệp về tinh thần hòa hợp dân tộc.
Đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Ninh Bình dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: MINH QUANG)

Ninh Bình tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Thương binh-Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), sáng 27/7, Đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Ninh Bình, do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ và Đài tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Ninh Bình.
Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải nhìn từ trên cao. (Ảnh Thành Ðạt)

Phát huy giá trị di tích Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị

Hai Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị luôn được Chính phủ và tỉnh Quảng Trị dành nhiều sự quan tâm đầu tư ngân sách bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy các giá trị như giáo dục truyền thống cách mạng, phục vụ phát triển du lịch. Ðây là các di tích gắn với địa danh có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là biểu tượng của khí phách Việt Nam, điểm đến của du lịch Vì hòa bình.
Đoàn học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn của tỉnh Quảng Trị đạt giải Nhất cuộc thi với dự án “Thiết kế mô hình ảo Thành cổ Quảng Trị phục vụ giáo dục và du lịch”.

Góp phần giáo dục và quảng bá du lịch qua mô hình ảo Thành cổ Quảng Trị

Lấy cảm hứng từ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, nhóm dự án mong muốn đề tài sẽ góp phần giáo dục, giúp học sinh hiểu biết sâu sắc, phong phú hơn về lịch sử của đất nước, đó là lịch sử của của một Việt Nam bất khuất, hy sinh và bao dung; qua đó tạo thêm điểm nhấn trải nghiệm, phát triển du lịch.
Một góc nhìn khác về cuộc chiến

Một góc nhìn khác về cuộc chiến

Hiếm có một cuốn tiểu thuyết lấy cảm hứng từ Thành cổ Quảng Trị với nhiều tư liệu phong phú, sống động về chiến dịch 81 ngày đêm như tiểu thuyết Hương của Nguyễn Thụy Kha. Tác giả chọn tên Hương cho cuốn tiểu thuyết, không chỉ là tên người con gái người lính mang tên Lĩnh yêu suốt cuộc đời mà còn là một nén hương thơm tưởng nhớ bao lớp người đã ngã xuống vì Tổ quốc.
Phút mặc niệm các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập Tổ quốc.

Đồng chí Võ Văn Thưởng thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị

19 giờ tối 24/7, tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ cấp quốc gia. Chương trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp UBND tỉnh Quảng Trị, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đại biểu trồng cây tùng bút tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.

Trồng cây cải tạo cảnh quan tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia tỉnh Quảng Trị

Ngày 24/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Lễ công bố “Trồng cây cải tạo cảnh quan tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia tỉnh Quảng Trị” và khai mạc hành trình “Tuổi trẻ Việt Nam - Viết tiếp câu chuyện hòa bình”.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa viếng các Anh hùng, liệt sĩ tại Quảng Trị

Ngày 23/7, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng đoàn công tác của Ban đến viếng, dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam cùng tham dự lễ viếng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hồ Chí Minh lần 2 cho quân và dân tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Quảng Trị là biểu tượng của chí khí oanh liệt hào hùng

Tối 29/4, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2022); 50 năm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (1972-2022). Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Hồ Chí Minh lần 2 cho quân và dân tỉnh Quảng Trị.

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo khoa học "Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển"

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị; 50 năm sự kiện 81 ngày/đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; 47 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, ngày 29/4, tại thành phố Đông Hà, Bộ Quốc phòng phối hợp Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Trong chuyến công tác đến Quảng Trị dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị và 47 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đến dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm ở Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Phút nghỉ ngơi sau trận đánh của phóng viên Đoàn Công Tính cùng các chiến sĩ Trung đoàn 48 và K8 tại Thành cổ Quảng Trị, năm 1972. (Ảnh tư liệu: Đoàn Công Tính)

Giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Nhằm giành thế chủ động trên chiến trường, tạo thế có lợi trong đàm phán tại Paris, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền nam, lấy Trị-Thiên làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu. 

Quân Giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mầu, tháng 3-1973.

Đất thép Quảng Trị qua hồi ức phóng viên chiến trường (bài cuối)

Phải có bằng được hình ảnh chiến sĩ ta chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị. Bởi, cả nước muốn nhìn thấy họ sống và chiến đấu ra sao dưới pháo bầy, bom chùm và bom rải thảm của B52 Mỹ. Với tinh thần sục sôi, Đoàn Công Tính đã “thuyết phục” được cấp trên và may mắn gặp hai o du kích dẫn đường, ông trở thành nhà báo duy nhất lọt vào Thành Cổ trong cuộc chiến 81 ngày đêm, để lại cho lịch sử những bức ảnh quý giá.