Việt kiều ở Paris hoan nghênh Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết năm 1973. |
Bộ trưởng Xuân Thủy (ngoài cùng bên trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (giữa) vẫy chào Việt kiều, nhân dân Pháp và các nhà báo trước khi vào Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber để ký Hiệp định Paris. |
Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, vẫy chào Việt kiều, nhân dân Pháp và các nhà báo trước khi vào Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber để ký Hiệp định Paris. |
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ William P. Rogers đến Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber. |
Tổng trưởng Ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ông Trần Văn Lắm, đến Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber để ký Hiệp định Paris. |
Quang cảnh lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris. |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký Hiệp định Paris. |
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, ký Hiệp định Paris. |
Chữ ký của ông Nguyễn Duy Trinh và bà Nguyễn Thị Bình trong Hiệp định Paris. |
Bộ trưởng Ngoại giao William P. Rogers, đại diện Chính phủ Mỹ, ký Hiệp định Paris. |
Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm, đại diện chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ký Hiệp định Paris. |
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có 9 chương, 23 điều, gồm 4 loại điều khoản chính:
I) Các điều khoản chính trị ghi các cam kết của Mỹ: tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền nam Việt Nam; Mỹ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền nam Việt Nam.
II) Các điều khoản về quân sự: ngừng bắn, Mỹ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền bắc Việt Nam; nhận tháo gỡ mìn do Mỹ đã rải ở miền bắc Việt Nam.
III) Các điều khoản về nội bộ miền nam: nguyên tắc hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử.
IV) Các điều khoản về thống nhất Việt Nam, về Lào và Campuchia, về cơ cấu thi hành Hiệp định Ủy ban liên hợp và Ủy ban quốc tế; về Hội nghị quốc tế xác nhận Hiệp định và điều khoản về việc Mỹ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trích đoạn Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký tại Paris ngày 27/1/1973. |
---
Nguồn tài liệu:
- Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Bộ Ngoại giao
- Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình, Nhà xuất bản Thông tấn
- Hội nghị Pari - Cánh cửa đến hòa bình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.