Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, tập trung khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực.
Nội dung đảng viên vi phạm chủ yếu về việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng; những điều đảng viên không được làm.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội có phạm vi rộng, để đạt được hiệu quả cao cần có sự định hướng gọn hơn về phạm vi, có trọng tâm, trọng điểm hơn.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong năm 2023, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới từ việc xây dựng thể chế cho đến việc triển khai thực hiện từng nội dung giám sát.
Bên cạnh việc làm rõ những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thống nhất về các biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024, góp phần đưa các chính sách, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
Về một số vấn đề đặt ra sau giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, công tác giám sát lại cần được tiếp tục triển khai để bảo đảm các nghị quyết của Quốc hội được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; đánh giá được sự chuyển biến so với yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong các nghị quyết của Quốc hội.
Kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn.
Tại Phiên họp thứ 27, dự kiến diễn ra từ ngày 11/10 đến sáng 17/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Đoàn giám sát ưu tiên triển khai sớm hoạt động giám sát về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để đóng góp vào việc hoàn thiện dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là bước đột phá để tạo ra thể chế, khung khổ cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội theo tinh thần, định hướng lớn trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tại Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 7 dự án luật, trong đó dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đồng thời cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Nhấn mạnh, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị khẩn trương hoàn thiện về thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai chương trình mới; đồng thời, cần chú trọng chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, quản lý chặt chẽ giá sách giáo khoa.
Phát biểu ý kiến tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu vấn đề, chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng, linh hoạt, vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của Nhà nước không?
Quá trình thu hút đầu tư phát triển đem lại cho Bắc Giang nhiều cơ hội, đồng thời với những thách thức. Thực tế đó đặt ra yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân, đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc. Công tác kiểm tra, giám sát cũng đứng trước những thách thức không nhỏ khi nhiều vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên nảy sinh trong những lĩnh vực mới, khó, phức tạp, chưa có tiền lệ, đòi hỏi tăng cường hơn nữa những giải pháp căn cơ.
Chiều 14/7, tiếp tục Phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Sáng 29/5, thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị ngừng nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam vì đã là quá muộn, thay vào đó cần tìm mua loại vaccine tốt, với giá cả hợp lý và đủ để tiêm phòng cho nhân dân.
Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.
Theo Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, đến hết ngày 31/12/2022, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230 nghìn tỷ đồng; hơn 11,6 nghìn tỷ đồng đã được huy động vào Quỹ vaccine phòng dịch.
Hôm nay, 29/5, Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ 8 của Kỳ họp thứ 5 để thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chủ trương bảo đảm tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát cần quy định cụ thể hơn việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ứng dụng công nghệ thông tin, cho rằng điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thời gian tới dự kiến còn tăng lên.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, thời gian tới cần tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và được tiến hành toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm.
Tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, một số đại biểu đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát đối với các lĩnh vực mà dư luận xã hội, cử tri và nhân dân quan tâm, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.
Sáng 27/9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, kết nối trực tuyến với 49 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nêu một số nội dung trọng tâm, trọng điểm để thực hiện giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tập trung xem xét các vấn đề: bảo đảm an ninh năng lượng trong điều kiện hiện nay, chuyển đổi năng lượng trong mối tương quan với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Sáng 14/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.
Theo Báo cáo của Đoàn giám sát, việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 đạt được nhiều kết quả nổi bật, trong đó cả nước đã giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã.
Ngày 10/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn Giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021" chủ trì Phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát.
Chiều 9/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 14, diễn ra 2,5 ngày để cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng.
Sáng 14/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV đã tiến hành biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023.