Thực tiễn vừa qua cho thấy, việc xây dựng, triển khai các kế hoạch giám sát nhiều nơi chưa chủ động, kịp thời, thiếu trọng tâm, trọng điểm, còn hình thức, nhiều nơi trùng lắp về nội dung, đối tượng giám sát; các ý kiến, kiến nghị sau giám sát tính thuyết phục chưa cao. Những vấn đề lớn về hoạt động giám sát cần được Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tới.
Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 và triển khai thực hiện tới Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, hoạt động giám sát đã có những bước chuyển biến về cách thức tổ chức, thực hiện, tạo hiệu quả ngày càng rõ nét hơn trên thực tế tại nhiều địa bàn ở thành phố Hà Nội.
Khi tiếp xúc, người dân không phản ánh vấn đề lớn lao, mà phản ánh tình hình đời sống người dân, trên cơ sở đó, đại biểu phải liên hệ xem chính sách có phù hợp chưa.
Dưới sự chỉ đạo và tăng cường hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, qua thực tiễn chứng minh, việc tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai chương trình giám sát của Quốc hội có hiệu quả cao, giúp thống nhất nhận thức và hành động, đồng thời xác định được rõ những gì cần phải làm để kết quả giám sát của Quốc hội ngày càng được tốt hơn.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội có phạm vi rộng, để đạt được hiệu quả cao cần có sự định hướng gọn hơn về phạm vi, có trọng tâm, trọng điểm hơn.
Sáng 17/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ trì hội nghị.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong năm 2023, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới từ việc xây dựng thể chế cho đến việc triển khai thực hiện từng nội dung giám sát.
Bên cạnh việc làm rõ những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thống nhất về các biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024, góp phần đưa các chính sách, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
Sáng 3/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề “Phát huy vai trò giám sát của nhân dân thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo Luật Thực hiện dân chủ cơ sở”.
Trong các nhiệm kỳ qua, các đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh tích cực tham gia xây dựng pháp luật, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động tại nghị trường, góp phần hoàn thiện nền tảng pháp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, chú trọng phổ biến, tuyên truyền các dự án Luật được Quốc hội thông qua để đưa luật sớm đi vào cuộc sống.
Theo dự kiến, Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 18/8/2023 (đợt 1) và từ ngày 24 đến 26/8/2023 (đợt 2) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.
Sáng 17/7, tiếp tục chương trình công tác, dự và phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban, tổ, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.
Chiều 24/6, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Thời gian qua, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai ngày càng được nâng cao, phát huy hiệu lực, hiệu quả. Qua giám sát, nhiều vấn đề bức thiết được cử tri kỳ vọng đã được các cơ quan chức năng giải trình, vào cuộc, xử lý rốt ráo.
Đánh giá cao hoạt động giám sát của Quốc hội có nhiều đổi mới sâu sắc và toàn diện, đạt được những kết quả tích cực, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần có thêm giải pháp để khắc phục các vấn đề còn tồn tại, nhất là tránh hình thức, lãng phí trong công tác giám sát nhằm nâng cao chất lượng công tác quan trọng này, đáp ứng yêu cầu cử tri và nhân dân cả nước.
Trong số 4 chuyên đề giám sát năm 2024 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định có việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.
Nêu một số nội dung trọng tâm, trọng điểm để thực hiện giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tập trung xem xét các vấn đề: bảo đảm an ninh năng lượng trong điều kiện hiện nay, chuyển đổi năng lượng trong mối tương quan với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Sáng 23/9, cho ý kiến vào dự thảo Kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị xem xét, đánh giá việc mua sắm, quản lý, phân phối và sử dụng vaccine trong phòng, chống dịch Covid-19.