Các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Với nghiên cứu hormone GLP- có tính đột phá đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi lần đầu tiên con người có thể thay đổi cục diện trong cuộc chiến điều trị tiểu đường và béo phì, Giáo sư Jens Juul Holst là một trong những nhà khoa học nhận giải VinFuture 2023. Chỉ một năm sau đó, Giáo sư Jens Juul Holst tiếp tục được tạp chí Time bầu chọn vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới lĩnh vực sức khỏe.
VinFuture bước vào mùa giải thứ 4 với gần 1.500 đề cử đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 9.000 nhà khoa học trở thành đối tác đề cử. Giáo sư Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nhận định số lượng đề cử năm nay không chỉ tăng mà còn trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy sự đón nhận ngày càng tích cực của cộng đồng khoa học thế giới .
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Ngày 17/4, Tạp chí Time đã công bố danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất năm 2024, trong số này có ba nhà khoa học được nhận Giải đặc biệt dành cho các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới của Giải thưởng VinFuture năm 2023.
Sau rất nhiều năm, Giáo sư Võ Tòng Xuân được hội ngộ Giáo sư Gurdev Singh Khush, Đại học California, Davis, Hoa Kỳ tại Việt Nam trong Tuần lễ Khoa học-Công nghệ VinFuture 2023. Hai nhà khoa học, từng tạo nên cuộc cách mạng cho ngành nông nghiệp đã có dịp chia sẻ lại hành trình mang giống lúa từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế về Việt Nam, kịp thời cứu người nông dân ở nhiều địa phương thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực.
Số lượng các đề cử giải VinFuture mùa thứ 3 đã tăng gấp gần 3 lần cho thấy uy tín và tầm vóc của giải thưởng cũng như sự quan tâm của các nhà khoa học thế giới dành cho VinFuture. Các thành viên Hội đồng giải thưởng năm nay đánh giá các đề cử rất tuyệt vời và điều đó tạo áp lực lớn cho các thành viên.
Giáo sư Shimon Sakaguchi nổi tiếng với việc phát hiện ra các tế bào T điều hòa cho rằng đây là liệu pháp điều trị hiệu quả bệnh ung thư, các bệnh lý tự miễn trong tương lai.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên cho rằng, Việt Nam ít có công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hoặc công ty về năng lượng có đủ hạ tầng, vận chuyển. Việc thuyết phục doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng sạch cũng là thách thức với Việt Nam.
Giáo sư Soumitra Dutta, Đại học Oxford, Anh quốc, “cha đẻ” của chỉ số Đổi mới toàn cầu và Chỉ số Sẵn sàng kết nối mạng, thành viên mới Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho rằng, Việt Nam đang ở trong một vị thế may mắn về địa chính trị, có đội ngũ nhân tài đông đảo với tinh thần làm việc sẵn sàng để có được sự thăng hạng chỉ số đổi mới toàn cầu và chỉ số Sẵn sàng kết nối mạng.
Miễn dịch học, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp tế bào T, phương pháp điều trị các bệnh tự miễn… là nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của giới khoa học trong lĩnh vực y tế trong phiên tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự nhiên” của Tuần lễ Khoa học-công nghệ VinFuture chiều 18/12.
Nỗ lực tìm kiếm và sử dụng hiệu quả năng lượng xanh, cũng như các hành động cấp bách nhằm giảm phát thải và đẩy nhanh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu là nội dung của tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh” - sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi hội thảo “Khoa học vì Cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức (ngày 19/12/2023).
Tọa đàm “Công nghệ Bán dẫn: Nền tảng của Thế giới hiện đại” do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 18/12 tạo cơ hội cho giới nghiên cứu Việt được kết nối với các trí tuệ xuất chúng và cùng bàn luận về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn đang bùng nổ trên toàn cầu.
Những câu hỏi lớn của nhân loại về AI sẽ được các trí tuệ khoa học hàng đầu thế giới “mổ xẻ” tại Tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức” do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 19/12 tới.
Với số lượng đề cử của VinFuture mùa thứ 3 nhiều hơn gần gấp ba lần so với mùa giải đầu tiên, Giáo sư Albert P. Pisano, Viện sĩ Viện hàn lâm Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture cho rằng, giá trị cốt lõi và sứ mệnh đặc biệt của giải thưởng chính là điều làm nên sức hút đối với VinFuture.
"Nếu không có VinFuture, tôi không nghĩ nghiên cứu đã lan tỏa rộng rãi như vậy và bản thân cũng khó có thể nhận được lời mời cộng tác từ nhiều quốc gia như Campuchia, Việt Nam hay Philippines", Giáo sư Thalappil Pradeep, chủ nhân giải Đặc biệt VinFuture 2022 bày tỏ.
Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2023 diễn ra ngày 18 đến 21/12 tới đây đang thu hút được sự quan tâm của giới khoa học trong nước. Chuỗi tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” là điểm hẹn kết nối giữa cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nhân hàng đầu trong nước và quốc tế.
Việc hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman đạt giải VinFuture mùa đầu tiên vừa được trao giải Nobel về Y sinh năm 2023 đã tạo dấu ấn lớn với giới khoa học thế giới về giải thưởng có giá trị hàng triệu USD do Việt Nam khởi xướng. Chỉ còn gần một tháng nữa, giải thưởng VinFuture mùa thứ 3 sẽ xướng tên nhà khoa học được vinh danh.
Được cả thế giới biết đến với Giải thưởng Chính VinFuture 2021 nhờ nghiên cứu đột phá về vaccine mRNA ngừa Covid-19, cùng với Giáo sư Karikó và Giáo sư Weissman, nhưng Giáo sư Pieter Cullis lại bất ngờ bị Hội đồng Nobel “bỏ quên” khi trao giải Y Sinh 2023.
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2023 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.389 hồ sơ, tăng hơn 4 lần so với mùa giải đầu tiên.
“Tôi rất muốn Việt Nam có nhiều nhà khoa học về lĩnh vực y học, sinh học. Tôi sẽ suy nghĩ làm sao hợp tác và giúp đỡ các bạn nhiều hơn”, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học thế giới - Giáo sư Quarraisha Abdool Karim bày tỏ.
Chủ nhân Giải thưởng VinFuture Đặc biệt năm 2021 dành cho các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển - Giáo sư Quarraisha Abdool Karim chia sẻ, để phát triển khoa học tại các nước đang phát triển, việc thiết lập các mối quan hệ với các đối tác quan trọng hơn là tự lực nghiên cứu.
Trong toàn cầu hóa, cả thế giới đã đoàn kết để giải quyết vấn đề cấp bách của nhân loại. Đó là cơ hội cho công nghệ mà trước đây chưa từng nghĩ tới, Giáo sư Vũ Hà Văn (Đại học Yale, Hoa Kỳ) đề cập.
"Mục tiêu phát triển công nghệ năng lượng xanh đến mốc 2050 bị tụt lại khá xa, cho nên chúng ta cần phải có thêm nhiều phát kiến, đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần phải cam kết nhiều hơn trong việc có các kế hoạch về phát triển năng lượng xanh", Giáo sư Dan M.Kammen chia sẻ.
Giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu VinFuture (VinFuture Prize) được trao hằng năm cho các nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ mang tính đột phá, có tiềm năng tạo ra sự thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2022 - chủ đề “Hồi sinh và Tái thiết” sẽ được tổ chức vào tối 20/12/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Gần một năm sau ngày đứng trên bục vinh danh của Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên, Omar Yaghi - vị giáo sư nổi tiếng là cha đẻ của “siêu vật liệu” khung hữu cơ-kim loại (MOFs) đã có dịp trải lòng sau cột mốc đáng nhớ của cuộc đời về bước tiến trong nghiên cứu của ông. Vị giáo sư nổi tiếng với nghiên cứu “lấy nước từ không khí” cũng bày tỏ sự mong đợi rằng: Giải thưởng VinFuture sẽ là chìa khóa để nâng tầm học thuật và xa hơn là nâng tầm giá trị xã hội.
Dành toàn bộ tiền thưởng cho khoa học, Giáo sư Drew Weissman - chủ nhân Giải thưởng chính VinFuture mùa đầu tiên cho rằng, giá trị lớn hơn mà VinFuture mang tới là sự công nhận với những gì các nhà khoa học như ông đã và đang theo đuổi.
Trong lần góp mặt với tư cách thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture mùa 2, Giáo sư Quarraisha Abdool Karim thừa nhận, bà và các đồng nghiệp đã có quãng thời gian khó khăn khi có quá nhiều nghiên cứu… tuyệt vời.