Toàn cầu hóa trong khoa học công nghệ: Giúp giải quyết các vấn đề cấp bách

NDO - Trong toàn cầu hóa, cả thế giới đã đoàn kết để giải quyết vấn đề cấp bách của nhân loại. Đó là cơ hội cho công nghệ mà trước đây chưa từng nghĩ tới, Giáo sư Vũ Hà Văn (Đại học Yale, Hoa Kỳ) đề cập. 
0:00 / 0:00
0:00
Phiên thảo luận Toàn cầu hóa trong khoa học và công nghệ.
Phiên thảo luận Toàn cầu hóa trong khoa học và công nghệ.

Sáng 17/12, Tuần lễ Khoa học - Công nghệ VinFuture 2022 bắt đầu bằng cuộc giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo của Giải thưởng VinFuture. Và toàn cầu hóa trong khoa học và công nghệ là chủ đề đầu tiên được các nhà khoa học bàn thảo.

Cần tập trung trí tuệ toàn cầu để có phát minh mới

Người chủ trì phiên thảo luận là Tiến sĩ Xuedong David Huang (Microsoft) đã đặt ra câu hỏi: "Toàn cầu hóa tạo ra xu hướng, vậy sắp tới đâu là thách thức và làm sao khai thác nhiều hơn toàn cầu hóa?"

Trả lời câu hỏi này, Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, FRS (Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard, Hoa Kỳ) cho rằng: "Khó mà nói về khoa học mà không nghĩ tới chuyện toàn cầu. Đội ngũ làm khoa học ngày càng có nhiều người trẻ tài năng tham gia khoa học và giải quyết vấn đề lớn, cũng đại diện nhiều ngành, số lượng lớn.

Khoa học tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người. Thay vì khoa học chỉ đóng vai trò nhỏ, chỉ giữ cho riêng mình mà không chia sẻ, bây giờ các công trình đều công khai và toàn cầu hóa giúp mọi người tiếp cận các công bố đó".

Toàn cầu hóa trong khoa học công nghệ: Giúp giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh 1

Khó mà nói về khoa học mà không nghĩ tới chuyện toàn cầu.

Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, FRS

Tiếp lời, Giáo sư Sir Kostya S.Novoselov FRS (Đại học Manchester và Đại học Quốc gia Singapore) khẳng định, thực sự một tổ chức, hay một quốc gia bây giờ cũng có nhiều cơ hội tiếp cận các công trình nghiên cứu toàn cầu. Ta thấy hiện khoa học không chỉ tách rời với công nghệ mà là song hành. Công nghệ hỗ trợ giải pháp cho tương lai, tạo ra sự phát triển của các nhà khoa học. Tất nhiên, công nghệ cũng có thời điểm hỗ trợ cho khoa học thuận lợi và có khi khó khăn.

Theo Giáo sư S.Novoselov, có những bài toán thất bại nhưng đó vẫn là cơ hội lớn. Cuộc đua trên toàn cầu hiện là săn tìm tài năng khoa học. Để hỗ trợ cho tài năng khoa học, ta có nhiều nỗ lực và chính chạy đua chính là cách để hỗ trợ họ phát triển.

Giáo sư Gérard Albert Mourou (Giáo sư của Haut Collège tại Đại học Bách khoa Paris, Giáo sư danh dự tại Đại học danh dự AD Moore, Đại học Michigan, Giải Nobel Vật lý 2018) cho rằng: "Chúng ta đang sống làm việc trong 1 ngôi làng toàn cầu với nhiều nhu cầu về năng lượng công nghệ nên càng thấy tầm quan trọng của năng lượng hiện tại. Tôi thấy các nhà khoa học nghiên cứu từ laze, có thể tạo ra các nguồn năng lượng lớn không giới hạn, hơn cả hạt nhân".

Nhưng ông Mourou cũng cho biết, đó là chuyện ta mới thấy hướng nghiên cứu nhưng còn nhiều vấn đề cần xem xét. "Cái ta cần cố gắng là nỗ lực, không phải nỗ lực một lần, nó không kỳ diệu thế. Ta còn khoảng cách và cần được khích lệ. Các nhà khoa học sẽ cùng tập hợp để giải quyết vấn đề đó. Khi có một phát minh, ta cần tập trung trí tuệ toàn cầu", Giáo sư Mourou nhấn mạnh.

Toàn cầu hóa trong khoa học công nghệ: Giúp giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh 2

Giáo sư Vũ Hà Văn (bên trái).

"Tôi thấy triển vọng nhất là nền tảng kết nối tất cả cộng đồng khoa học toàn cầu. Với cộng đồng chung này, ta có thể sử dụng có nền tảng như AI, điện toán đám mây có thể giải quyết phía sau. Nhưng phía trước nền tảng, ta cần tùy biến để phù hợp từng nhà khoa học thuộc từng lĩnh vực. Khi nền tảng chung này mở ra thì ta có thể hợp tác thành cộng đồng toàn cầu để giải quyết các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu hiện tại. Hiện các nhà khoa học đang hợp tác VinUni, Vingroup để xây dựng nền tảng nghiên cứu trong thu thập các chất phát thải trong không khí. Để làm được thì cần nhiều nguồn dữ liệu. Một lần nữa tôi khẳng định nền tảng này sẽ quan trọng để giải quyết các vấn đề cấp bách.

Giáo sư Jennifer Tour Chayes (Đại học California, Berkeley)

Về vấn đề này, Giáo sư Vũ Hà Văn (Đại học Yale, Hoa Kỳ) cho rằng, phải xem quá trình toàn cầu hóa giải quyết vấn đề cấp bách nhân loại ra sao. Vấn đề toàn cầu hiện tại ta đang đối mặt 2-3 năm qua là Covid-19. Cả thế giới đã đoàn kết giải quyết vấn đề. Đó là cơ hội cho công nghệ mà trước đây chưa từng nghĩ tới.

"Covid-19 tới ta có vaccine, mỗi biến chủng ta lại có vaccine mới. Dường như điều này kéo dài mãi. Nhưng tư duy mới đang xuất hiện. Ta có thể sử dụng AI máy học để xác định điểm chung của biến chủng để giải quyết vấn đề. Đã có các công ty nghiên cứu phát triển 1 loại vaccince cho mọi loại biến chủng. Tức là toàn cầu hóa đã mang lại lợi ích toàn cầu", Giáo sư Vũ Hà Văn giải thích.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trước toàn cầu hóa

Trước câu hỏi: "Ta có thể chuyển giao công nghệ cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ra sao để vẫn mang lợi ích nhân loại?, Giáo sư Gérard Albert Mourou cho rằng: "Điều đó không dễ giải quyết. Khi nhiều người tới từ nhiều nơi chung tay giải quyết vấn đề mà bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ thì không đơn giản".

Toàn cầu hóa trong khoa học công nghệ: Giúp giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh 3

Các nhà khoa học thảo luận về Toàn cầu hóa trong khoa học công nghệ.

Còn Giáo sư S.Novoselov thì xác nhận, việc này liên quan nhiều vấn đề, tới bảo vệ trí tuệ nhân tạo, tới thúc đẩy phát triển. Hiện ta đang phát triển vật liệu tiên tiến và đã có quá trình trao đổi kiến thức giữa các phòng thí nghiệm. Một công nghệ phát kiến từ phòng lab nọ chuyển sang phòng lab khác và có thể luân chuyển toàn thế giới.

Theo Giáo sư S.Novoselov, các công nghệ hiện tại rất phức tạp, rất khó xác định xem các phát minh cốt lõi là gì. Trong công nghệ nhiều khi dựa vào cơ sở nhiều bằng sáng chế đồng thời. Đó cũng là vấn đề ta cần giải quyết vì có thể ta cần sử dụng một công nghệ mà nội hàm là nhiều bằng sáng chế. Đó là vấn đề toàn cầu hóa. Thường thì những thứ cũ không hiệu quả nên cần cơ chế mới để quản lý sở hữu trí tuệ trong tương lai.

Có thể ta cần sử dụng một công nghệ mà nội hàm là nhiều bằng sáng chế. Đó là vấn đề toàn cầu hóa.

Giáo sư Sir Kostya S.Novoselov FRS

Trước câu hỏi về tiến trình chuyển giao công nghệ với toàn cầu hóa hiện nay ra sao, Giáo sư Jennifer Tour Chayes cho rằng, mỗi nước có quy định khác nhau về vấn đề sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn khác biệt văn hóa về sáng chế phát minh hoặc khái niệm sở hữu công bằng của các sáng tạo công nghệ.

Theo Giáo sư Jennifer Tour Chayes, một trong các điều tuyệt vời của khoa học máy tính là nhiều công nghệ trong lĩnh vực này mang tính mở. Điều đó cho phép chuyển giao công nghệ dễ dàng. Nhiều giải pháp có thể cho mọi người dùng. Công nghệ máy học đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực và chứng minh sự hữu hiệu. Một số công nghệ được mở cho mọi người.

Trước câu hỏi: "Làm sao để ta triển khai các hoạt động thúc đẩy khoa học - công nghệ tại các nước đang phát triển, nơi kinh phí chưa nhiều?", Giáo sư Vũ Hà Văn cho rằng, đây là câu hỏi trăn trở.

"Khoa học - công nghệ chính là cơ hội duy nhất với nhiều nơi. Cách mạng công nghiệp đã thay đổi thế giới và Việt Nam cũng cần như vậy. Chúng tôi bỏ lỡ các lần trước nhưng lần này ta sẵn sàng bước lên con tàu. Hiện tại, ý tưởng có sẵn, chỉ cần đội ngũ để hiện thực hóa ý tưởng này", Giáo sư Văn nói.

Tại phiên thảo luận Toàn cầu hóa trong khoa học công nghệ, các diễn giả còn trả lời thêm nhiều câu hỏi từ khán giả về định nghĩa về khoa học là gì; bước cơ bản để thúc đẩy các nhà khoa học Việt Nam hợp tác các nền khoa học khác trên thế giới; giải quyết sự bất đồng và đa dạng của đội ngũ nghiên cứu khoa học từ nhiều quốc tịch...

Lễ trao giải VinFuture - một trong những giải thưởng Khoa học Công nghệ lớn nhất hành tinh - sẽ được phát trực tiếp trên VTV1 và website CNN, Discovery, Euronews, Technode Global.