Sáng 21/11, các lực lượng chức năng của huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã hoàn thành giải phóng mặt bằng những hộ cuối cùng của dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển-Ngọc Hồi.
Công trình cầu Ô Môn (quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) thuộc dự án Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia-giai đoạn 1 (khu vực phía nam). Mặc dù được khởi công từ nhiều tháng qua, nhưng đến nay, tiến độ dự án đang bị ách tắc do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm trễ.
Công tác dân vận chính quyền và thực hiện dân chủ đóng vai trò quan trọng trong công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Từ kết quả đạt được qua những dự án, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy sự chung tay của công tác dân vận tại địa phương với tinh thần "mở đường" đã khẳng định hiệu quả thực hiện đối với các dự án, công trình trọng điểm.
Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển-Ngọc Hồi, đi qua huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là tuyến đường hướng tâm thành phố, chạy theo trục dọc bắc-nam, kết nối Thủ đô với hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội khu vực phía nam thành phố. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai, công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành, ảnh hưởng tiến độ dự án.
Huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đã chính thức tiến hành chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ gia đình có đất nằm trong dự án sân bay Gia Bình, về đích sớm hơn 15 ngày so với kế hoạch.
Ngày 15/11, Đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn dẫn đầu đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về tiến độ dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh. Hiện, dự án trọng điểm quốc gia này đang gặp khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu đất đắp.
Chiều 14/11, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tham vấn Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án hạ tầng giao thông đường bộ hiện hữu áp dụng Hợp đồng Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội đối với 5 dự án BOT trên đường hiện hữu.
Ngày 13/11, Hội nghị chuyên đề “Công tác dân vận tham gia giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm trên địa bàn thành phố” do Ban Dân vận Thành ủy cùng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã nhận được nhiều kinh nghiệm chia sẻ từ các địa phương, một số Ban quản lý dự án là chủ đầu tư các công trình trọng điểm có quy mô giải phóng mặt bằng lớn với hàng chục nghìn hộ dân phải thu hồi đất.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đặc biệt lưu ý, ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, đơn vị đối với tiến độ các công trình trọng điểm, trường hợp cần thiết, xem xét thay “tướng” những vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển chung của tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm; xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Chiều 6/11, đại diện Ủy ban nhân dân huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) cho biết, vừa phối hợp các đơn vị chức năng có liên quan tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ dân không bàn giao mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường U Minh-Khánh Hội.
Ngày 2/11, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) đã phát đi thông báo triển khai việc cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất tại xã Tân Dương để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm và Dự án Khu dân cư Thủy Nguyên tại xã Thuỷ Đường (huyện Thủy Nguyên).
Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô đoạn trên địa bàn Hà Nội hiện còn 19 đoạn chưa được bàn giao mặt bằng với chiều dài khoảng 4,38km. Chủ đầu tư đang phối hợp các địa phương phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2024, hoàn thành di chuyển hạng mục hạ tầng kỹ thuật ngầm, nổi trong quý IV/2024.
Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, cầu Gành Hào giúp thông xe đường bộ vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế vùng ven biển nơi cực nam Tổ quốc.
Ngày 16/10, báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, có 5 nguyên nhân tác động khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, chưa đạt yêu cầu. Từ đó, kiến nghị Trung ương tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện hỗ trợ cho việc thúc đẩy giải ngân tại thành phố.
Ngày 16/10, thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, một hộ dân tại thị trấn Nông trường Lệ Ninh tự nguyện di dời tài sản, bàn giao mặt bằng cho dự án đường bộ cao tốc bắc-nam trước vài giờ địa phương thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Tối 13/10, đại diện Ủy ban nhân dân phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đến nay chỉ còn ba hộ dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng cho dự án mở rộng phố Nguyễn Tuân. Do đó, lực lượng chức năng không tổ chức cưỡng chế vào ngày mai (14/10) theo kế hoạch.
Trước việc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn Đồng Nai chậm tiến độ, sáng 4/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương để thúc tiến độ bàn giao mặt bằng, thi công của dự án trọng điểm quốc gia này.
Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất (thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) vừa ban hành phương án cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thuận Thành III, phân khu B.
Dự án cao tốc Chợ Mới-Bắc Kạn là tuyến cao tốc đầu tiên được đầu tư của tỉnh Bắc Kạn. Mặc dù chỉ dài gần 30km nhưng cao tốc này được ví như “cánh cửa mở” cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn này.
Ngày 27/9, Sở Giao thông vận tải Quảng Bình cho biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình đang được quyết liệt thực hiện để bàn giao toàn bộ chiều dài dự án cho chủ đầu tư và nhà thầu trong tháng 9 này.
Hai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức đối tác công-tư (PPP), hợp đồng BOT, đi qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều đang gặp trắc trở, dù các nhà thầu đã huy động, tập kết đầy đủ máy móc, thiết bị và nhân lực tại công trường.
Nhiều đoạn tuyến thi công thuộc hai dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh và Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến nay vẫn gần như “án binh bất động”, dù nhà thầu đã tập kết đủ máy móc thiết bị và huy động nhân lực tại công trường.
Các cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đang tiếp tục xem xét, làm rõ các dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Dự án khu nhà ở thương mại và chợ trung tâm Hộ Phòng ở thị xã Giá Rai.
Ngày 17/9, Ban cưỡng chế thu hồi đất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với một số hộ dân ở xã Phú Thủy do không nhận tiền bồi thường, cố tình không bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Bình thực hiện quyết định cưỡng chế để thực hiện dự án trọng điểm này.
Thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước với bốn nhiệm vụ trọng tâm, bốn nhiệm vụ ưu tiên, ba chương trình đột phá và 15 chỉ tiêu cơ bản… Bình Phước đang từng bước chuyển từ vị trí "dự trữ phát triển" thành một động lực phát triển trong vùng Đông Nam Bộ.
Thành lập các tổ công tác chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng và tổ công tác xác minh nguồn gốc đất đai, nhân hộ khẩu theo từng địa bàn cụ thể; đồng thời thành lập nhóm Zalo công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của nhân dân liên quan các thủ tục đất đai và kiên quyết xử lý cán bộ, công chức có biểu hiện né tránh, gây phiền hà cho người dân trong quá trình giải quyết thủ tục đất đai… là những giải pháp mà cấp ủy, chính quyền Thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã tập trung thực hiện.
Việc sửa Luật Đầu tư công nhằm triển khai các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trong đó có việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, và đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thời gian chuẩn bị dự án, bảo đảm sẵn sàng triển khai ngay khi có vốn.
Sự lắng nghe, kịp thời nắm bắt tâm tư người dân, dư luận, đồng hành với các cấp chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng của Mặt trận Tổ quốc các cấp đã góp phần cho thành công tại nhiều dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Ngày 21/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh Hòa Bình đã kiểm tra tiến độ triển khai dự án Cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình).