Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.
Sau gần 40 năm vắng bóng, năng lượng hạt nhân chuẩn bị “tái xuất” tại Italia, trong bối cảnh Chính phủ Thủ tướng Giorgia Meloni vừa thông qua một đạo luật tạo điều kiện cho sự trở lại của nguồn năng lượng quan trọng này.
Được Trung ương giao trách nhiệm giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, địa phương đang triển khai quyết liệt các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2025.
Chiều 12/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet và ông Erkki Maillard, Giám đốc các vấn đề quốc tế và chính phủ, cố vấn Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF).
Đất nước ta đang nỗ lực để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trên hành trình hiện thực hóa khát vọng đó, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò then chốt. Để tiếp lực và phát huy sức mạnh này, sự đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, rất quan trọng.
Tại Phiên họp thường kỳ của Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (HĐTĐ IAEA) khai mạc tại thủ đô Viên, Áo, ngày 3/3, Việt Nam đã thông tin tới bạn bè quốc tế về quyết định của Chính phủ Việt Nam tiếp tục triển khai xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi trường, đồng thời đề nghị IAEA hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện hạt nhân đáp ứng yêu cầu của IAEA.
Ngày 22/2, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 triển khai thi công công trình Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2.
Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng, việc triển khai thành công dự án điện hạt nhân sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng, đưa đất nước tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa ngành năng lượng.
Nghị quyết của Quốc hội quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần, và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án.
Nhằm đạt mục tiêu kép là bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, Chính phủ Nhật Bản đưa ra chính sách năng lượng mới, trong đó đáng chú ý là kế hoạch chiến lược tăng tốc phát triển điện hạt nhân.
Theo các đại biểu Quốc hội, việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn trước yêu cầu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cam kết giảm phát thải.
Sáng 4/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng, mở ra cơ hội quan trọng cho ngành hạt nhân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Việt Nam cần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và vận hành có năng lực, đồng thời nâng cao trình độ khoa học-công nghệ và phát triển sản xuất công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Bất chấp những biến động khó lường của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, ngành năng lượng toàn cầu đang đứng trước thời cơ mới khi chứng kiến đồng thời sự tái xuất ngoạn mục của điện hạt nhân và sự trỗi dậy mạnh mẽ của năng lượng tái tạo. Bước chuyển này không chỉ mở ra cơ hội chấm dứt kỷ nguyên năng lượng hóa thạch, mà còn giúp các nước sớm hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon.
Ngày 27/12, trả lời phỏng vấn Tờ Hurriyet Daily News, Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar cho biết, nước này đang có kế hoạch xây dựng 3 nhà máy điện hạt nhân vào năm 2035.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ngày 27/12, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cần chủ trì đề xuất Chương trình nghiên cứu đặc biệt cấp quốc gia tập trung vào công nghệ, an toàn điện hạt nhân nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật hướng đến từng bước làm chủ công nghệ, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng.
Trong tình hình mới, Đảng và Chính phủ quyết tâm tiếp tục chương trình phát triển điện hạt nhân và đã quyết định tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là một cơ hội lớn, đồng thời cũng là thách thức đối với ngành năng lượng nguyên tử (NLNT) Việt Nam. Năm 2025 và những năm tới, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện) tập trung “Xây dựng năng lực phát triển điện hạt nhân”.
Thời gian qua, nhiều quốc gia đồng loạt tăng tốc phát triển điện hạt nhân. Đây được xem là bước chuyển chiến lược quan trọng, giúp các nước sớm đạt mục tiêu kép là bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Chiều 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đi kiểm tra địa điểm quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam).
Việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng; đáp ứng nhiệm vụ kép vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường...
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chiều 17/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trả lời câu hỏi của báo chí về quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với việc khởi động lại dự án điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội, ông Phạm Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thấy rằng, việc khởi động lại các dự án điện hạt nhân để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội là quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá cao đối với sự đóng góp của Đại học Nghiên cứu hạt nhân quốc gia Nga (MEPhI) trong việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho Việt Nam, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt bày tỏ mong muốn MEPhI tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ các nhà khoa học trẻ, sinh viên, nghiên cứu sinh và các chuyên gia sang học tập và làm việc tại Nga.
Sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm với 168 giờ vận hành liên tục, nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao (HTGR) Shidaowan chính thức được đưa vào vận hành thương mại.
Là một trong những quốc gia châu Âu đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi năng lượng và thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp không khí thải, Ðức đang tiến những bước dài trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trung hòa khí thải muộn nhất vào năm 2045.
Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đối mặt thách thức lớn về bảo đảm nguồn cung năng lượng, nhiều nước đang chuyển hướng sang phục hồi điện hạt nhân. Mặc dù vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên EU, song giải pháp này được cho là sẽ góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tổng Giám đốc Rosatom khẳng định dự án El-Dabaa sẽ có tác động quan trọng đến đời sống kinh tế và xã hội của Ai Cập, đồng thời giúp quốc gia Bắc Phi dần chuyển sang các nguồn năng lượng ít carbon.
Theo một báo cáo, thị phần sản xuất điện hạt nhân của Mỹ và châu Âu dự kiến giảm từ khoảng 20% xuống còn 15% vào năm 2035, trong khi Trung Quốc có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lên gần 10%.
Sau hơn 1 thập kỷ trì hoãn, Phần Lan cuối cùng đã vận hành lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Olkiluoto nhằm bổ sung nguồn cung điện cho đất nước.