Mỹ có kế hoạch táo bạo nhằm tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân từ này đến năm 2050, với niềm tin dự án này có thể duy trì xuyên suốt các chính quyền, kể cả dưới sự lãnh đạo của ông Trump.
Sự cố này xảy ra trong thời gian đoàn công tác của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đang có mặt tại Fukushima để đánh giá việc xả nước thải ra biển.
Ngày 15/4, trong một tuyên bố trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, thừa nhận khả năng xảy ra tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) vẫn hiện hữu, mặc dù đã chuyển tất cả các tổ máy điện sang chế độ tạm dừng hoạt động.
Ngày 11/4, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tuyên bố phải dừng ngay các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine vì những hành động như vậy có thể tạo ra giai đoạn “mới và cực kỳ nguy hiểm” trong cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.
Tối 7/4, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết các thiết bị bay không người lái đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cùng ngày gây hư hại 1 trong 6 tổ máy phát điện, song không ảnh hưởng đến an toàn hạt nhân.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 4/4, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhận định việc đường dây cung cấp điện dự phòng bị ngắt là mối đe dọa “rất thực tế” đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine nhấn mạnh với 6 lò phản ứng hạt nhân, Khmelnytskyi sẽ trở thành nhà máy lớn nhất ở châu Âu, thậm chí có công suất lớn hơn Nhà máy Zaporizhzhia.
Khoảng 20 phút sau trận động đất ban đầu, một trận sóng thần cao tới 1m đã xảy ra gần nhà máy Shika và khoảng 1 giờ, sóng thần cao tới 3m tiếp tục ập đến khu vực này.
Ngày 22/8, Nhật Bản thông báo nước này sẽ bắt đầu xả ra biển Thái Bình Dương hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, bắt đầu từ ngày 24/8 tới.
Căn cứ Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội về dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội theo Công văn số 681 ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ… mới đây, Ủy ban nhân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Thông báo số 74 về việc hủy bỏ các thông báo trước đây về thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân 1 và 2, để thực hiện Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí quy hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.
Ngày 13/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh cho biết, đã ký thông báo về việc hủy các thông báo trước đây về thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Ngày 17/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã yêu cầu tạo điều kiện để 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại tại nước này tiếp tục hoạt động đến giữa tháng 4/2023.
Theo Bộ Môi trường Đức, sẽ mất khoảng 1 tuần để khắc phục tình trạng rò rỉ nếu nhà máy vẫn duy trì hoạt động sau ngày 31/12. Trong thời gian sửa chữa, nhà máy sẽ tạm dừng hoạt động.
Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/9 đã nói với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres rằng ông hoan nghênh hợp tác “xây dựng” với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sau chuyến thăm của cơ quan này tới nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine.
Theo Tổng Giám đốc IAEA, những cuộc tham vấn đã được khởi động để giải quyết yêu cầu cấp bách về thiết lập khu vực bảo vệ an ninh và an toàn hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Ngày 11/9, Energoatom, công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia tại Ukraine, cho biết, mọi hoạt động tại nhà máy đã ngừng lại và công ty đã ngắt kết nối lò phản ứng hạt nhân thứ 6 với mạng lưới điện quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, chính Moskva đã đề nghị IAEA tiến hành thanh tra nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga.
Nga và Ukraine vẫn liên tục đổ lỗi cho nhau về các vụ bắn phá nhà máy Zaporizhzhia, một trong những tổ hợp năng lượng nguyên tử lớn nhất châu Âu và chiếm 25% sản lượng điện của Ukraine.
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 8/3, Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga (Rosgvardiya) đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Ukraine là Zaporizhzhia và các nhân viên của nhà máy đang làm việc bình thường.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các thành viên NATO, các ngoại trưởng G7 đã tổ chức các cuộc họp khẩn trong ngày 4/3 để bàn về những diễn biến mới nhất tại Ukraine cũng như cách hỗ trợ quốc gia Đông Âu này.