Cuốn sách mới ra mắt của các tác giả Nguyễn Thái Bình và Nông Quốc Trịnh sẽ đưa người đọc vào hành trình khám phá vùng đất Mù Cang Chải xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi, cùng một nền văn hóa đặc sắc trong đa dạng, tạo nên sự quyến rũ làm đắm say lòng người.
Đền là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn-Mẫu Đệ nhị trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, thờ Thần Vệ quốc và các vị anh hùng dân tộc hy sinh trong các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Tối 23/12, tại thị trấn vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật Khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023.
Ngày 17/10, tại Di tích lịch sử quốc gia đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn, gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2023.
Ra đời từ năm 2017, chương trình “Điều ước cho con” được tổ chức thường niên vào dịp Trung thu đã góp phần mang đến những niềm vui, tiếng cười cho những mảnh đời thơ bé sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa.
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link tổ chức hội thảo trình diễn nghệ thuật dệt vải lanh và vẽ sáp ong truyền thống của nhóm dân tộc thiểu số H’Mông đến từ xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Sáng 25/4, tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh khai mạc các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023, chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023).
Có thể thấy, từ chủ trương của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái trong bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với tăng trưởng kinh tế không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân, mà còn bảo đảm việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh được bền vững. Tuy nhiên, quá trình này ở Yên Bái đang đặt ra những yêu cầu cần tiếp tục giải quyết.
Tối 1/2, tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức lễ công bố ghi danh “Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội đền Đông Cuông.
Sáng 30/1 (tức mùng 9 tháng Giêng), tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền Thác Bà, khai mạc Lễ hội Đền Thác Bà xuân Quý Mão 2023.
Sáng 19/1, tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc các hoạt động trưng bày, triển lãm, Hội báo Xuân mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023.
Địa điểm nơi mới phát hiện đá khắc cổ nằm cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Chế Cu Nha khoảng 4 km đường chim bay về hướng Đông. Di tích thuộc thôn Háng Chua Say, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).
Tối 24/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.
Tối 24/9, tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ:
Tôn vinh Nghệ thuật Xòe Thái là tôn vinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nghệ thuật, của tinh thần đoàn kết, của lòng nhân ái, của tinh thần lạc quan, của tư duy bảo tồn và phát triển.
Tối nay (24/9), Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, sẽ trở thành tâm điểm chú ý của những người yêu văn hóa cả nước với Lễ đón nhận Bằng ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi danh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đối với Xòe Thái không chỉ mang đến niềm tự hào cho đồng bào dân tộc Thái và nhân dân cả nước nói chung mà còn là sự ghi nhận, khẳng định bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Sáng 23/9, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Triển lãm “Di sản Nghệ thuật Xòe Thái Việt Nam” mở rộng năm 2022.
3.000 diễn viên, nghệ nhân và các em học sinh tham gia buổi tổng duyệt chương trình Lễ vinh danh “Nghệ thuật Xòe Thái” và khai mạc Lễ hội Văn hóa-Du lịch Mường Lò hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng đặc sắc cho du khách và người dân địa phương.
Nghệ sĩ Lê Hải Yến, Tổng đạo diễn Lễ đón bằng Di sản UNESCO ghi danh nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho biết, chương trình sẽ hoàn toàn khác lạ và mang đậm màu sắc, chất liệu văn hóa dân gian bản địa, do chính những người chủ nhân của Xòe Thái kể chuyện.