Rất vui khi được ăn thế này! (Ảnh: THANH SƠN)

Bữa cơm có thịt ở vùng cao Mù Cang Chải

Trường tiểu học và trung học bán trú xã Chế Tạo có 554 học sinh, trong đó cấp tiểu học có 319 học sinh, nhờ được đầu tư của nhà nước, các học sinh bán trú có cuộc sống tốt hơn ở nhà, được chăm lo ăn nghỉ tại trường. Nhằm xây dựng “Trường học hạnh phúc”, ngoài việc bảo đảm môi trường học tập an toàn, các thầy, cô giáo đã cố gắng bảo đảm bữa ăn đúng định lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng các học sinh dân tộc thiểu số vui ngày khai giảng năm học mới.

Ngày khai giảng ở vùng lũ quét Mù Cang Chải

Sáng 5/9, toàn bộ 442 trường mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới 2023-2024. Năm học này, Yên Bái có quy mô hơn 7.100 nhóm lớp, hơn 230 nghìn học sinh. Trước thềm năm học mới, gần 150 phòng học mới và hơn 100 phòng bộ môn ở các địa phương đã được hoàn thành đưa vào sử dụng.
Các em học sinh Trường tiểu học Phúc Sơn, Yên Bái. Ảnh: baodantoc.vn

Xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" ở Yên Bái

Trước đây, việc đi học của học sinh ở Yên Bái gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân xuất phát từ nhận thức đến điều kiện sinh sống của người dân. Từ năm học 2021-2022, ngành giáo dục của tỉnh triển khai mô hình "Trường học hạnh phúc", nhiều đơn vị đã thực hiện các giải pháp, hướng đến mục tiêu "100% học sinh đều thích được đến lớp".
Đại diện KOICA Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và tỉnh Yên Bái ký kết Bản ghi nhớ về gói viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. (Ảnh: VIẾT TÔN)

Hàn Quốc hỗ trợ cải thiện môi trường giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái

Thông qua KOICA và Ủy ban Dân tộc, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp gói viện trợ không hoàn lại trị giá 500 nghìn USD dành cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần cải thiện môi trường sống và học tập của các em học sinh người dân tộc.
Cô giáo Đỗ Thùy Quyên cùng học sinh tham gia hoạt động bảo tồn trong không gian Trà Suối Giàng.

Đổi mới sáng tạo trong dạy học ở Suối Giàng

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) nằm ở độ cao hơn 1.300m có hầu hết là đồng bào H’Mông sinh sống, gặp nhiều khó khăn. Đối với giáo dục, học sinh khó tiếp cận công nghệ thông tin cũng như mạng internet, máy tính... Tuy nhiên, cô giáo Đỗ Thùy Quyên, giáo viên Trường mầm non Suối Giàng đã có nhiều sáng kiến trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học.
Cô giáo Lê Na hướng dẫn bài tập Ngữ văn cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại sân Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Kỳ Sơn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).

Bao la, thơm thảo tấm lòng người thầy

Từ tình thương yêu vô bờ dành cho học trò, nhiều thầy, cô giáo đã không quản ngại khó khăn, vượt bao gian khổ, cống hiến cả tuổi xuân, sức lực cho sự nghiệp giáo dục, góp phần đào tạo thế hệ trẻ sống có lý tưởng, đạo đức, sáng tạo, mang tài năng xây dựng quê hương, Tổ quốc.
back to top