Ở thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình có cây hoa gạo (còn gọi là hoa mộc miên) gắn liền với đời sống và được nhân dân nơi đây xem “báu vật” hàng trăm năm qua. Cây cao khoảng 25m, tán vươn rộng khoảng 20m. Đường kính thân cây ở gốc 5-6m. Trong tiết xuân ấm áp, cây ra hoa màu cam rất đẹp. Thời điểm này, đàn voọc gáy trắng và nhiều loài chim tìm đến cây gạo để kiếm ăn, tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt giữa cánh đồng quê xanh bát ngát.
Ngày 7/2, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phối hợp chùa Thần Đinh khai hội chùa núi Thần Đinh - Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự lễ hội, hàng ngàn người dân và du khách đã lên núi Thần Đinh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh để dâng hương, cầu an và xin "nước thiêng" từ giếng Tiên để cầu may mắn.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và đón Tết cổ truyền, sáng 23/1, tại thành phố Đồng Hới, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Bình phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là Hội báo Xuân năm thứ 25 được tổ chức, trở thành hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Ngày 15/12, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm 3 lễ hội truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian của địa phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hướng tới kỷ niệm 80 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 14/12, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ dâng hương, khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy.
Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là hoạt động chính chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ở Quảng Bình.
Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2024) và Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, tại Di tích lịch sử bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ năm 2024.
Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9, kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2024), sáng 20/8, tại tỉnh Quảng Bình diễn ra Triển lãm ảnh với chủ đề “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”.
Sau thành công của “Thư viện trên đá” tặng học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), Đoàn cơ sở Trung tâm Công nghệ thông tin và Báo điện tử Tổ quốc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tiếp tục phối hợp với một số đơn vị tổ chức chương trình "Thư viện tránh lũ", tặng sách cho học sinh vùng cao của tỉnh Quảng Bình.
“Nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới, rằng có đắng cay nên chờ mới có ngọt bùi...”, 60 năm trôi qua, giai điệu thân thương, trìu mến của tác phẩm “Quảng Bình quê ta ơi” đã trở thành một trong những ca khúc đi cùng năm tháng. Cho đến nay, bài hát ấy vẫn được cất lên rộn ràng trong niềm vui mới không chỉ ở mảnh đất "bao mến thương" Quảng Bình mà trên cả nước và nhiều nơi thế giới.
Ngày 25/6, tại thôn Hòa Luật Nam, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) diễn ra lễ công bố quyết định và trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia mộ và nhà thờ Đông các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn.
Chiều tối 31/5, tại thành phố Đồng Hới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh với chủ đề “Quảng Bình-Hào khí 420 năm”.
Tối 17/5, tại khuôn viên nghĩa trang Thanh niên xung phong Thọ Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình diễn ra chương trình nghệ thuật "Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây" với chủ đề "Khoảng trời và hố bom".
Hát Kiều là một trong các loại hình nghệ thuật dân gian được hình thành từ việc thể hiện kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Song nghệ thuật này có đặc trưng riêng là thể hiện tính độc đáo, giàu sức sáng tạo, gắn bó với đời sống tinh thần của người dân vùng tả ngạn sông Gianh, được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện di sản này đang tiếp tục được tỉnh Quảng Bình gìn giữ, trao truyền, lan tỏa và phát huy, làm đẹp thêm cuộc sống.
Ngày 22/3, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều của các địa phương ở phía bắc tỉnh.
Ngày 27/12, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình khai mạc triển lãm, trưng bày ảnh và hiện vật về các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Ngày 21/11, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình tổ chức gặp mặt các câu lạc bộ, các nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945-23/11/2023).
Ngày 15/11, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, trong Danh mục 36 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố, Quảng Bình có 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vốn gắn bó máu thịt với người dân vùng phía bắc của tỉnh.
Gần 400 hiện vật có niên đại cổ xưa, trong đó có nhiều hiện vật là tiền cổ của các nước trên thế giới và các cổ vật liên quan vùng đất Quảng Bình được các nhà sưu tập hiến tặng để làm phong phú thêm cho Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.
Ca sĩ gốc Quảng Bình Thi Phượng vừa chính thức ra mắt MV “Quảng Bình quê ta ơi” như món quà ý nghĩa tặng quê hương, hướng tới kỷ niệm 420 năm thành lập tỉnh Quảng Bình (1604-2024), và nhân dịp kỷ niệm 60 năm nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác ca khúc này.
Trong hai ngày 12 và 13/9, tại trung tâm xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quảng Ninh và Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình tổ chức sự kiện truyền thông Dự án thành phần số 8 với chủ đề “Xanh màu khát vọng” và triển lãm cùng tên.
Ngày 6/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động sáng tác văn học-nghệ thuật kỷ niệm 420 năm thành lập tỉnh Quảng Bình (1604-2024), 75 năm ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949-15/7/2024) và 35 năm ngày tái lập tỉnh (1/7/1989-1/7/2024).
Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, bên Di tích lịch sử bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ.
Là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, Việt Nam được xem như “mỏ vàng” của ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong nước và thế giới. Song kho tàng ấy đang có nguy cơ mai một khi ngày càng nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) không nói và viết được chính ngôn ngữ của dân tộc mình.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, đoàn cựu chiến binh Trường Sơn và các nhà văn, nhà báo chúng tôi từ phương nam xa xôi đã có chuyến hành hương về nguồn trên vùng đất chiến trường xưa Quảng Bình. Riêng với nhiều người trong chúng tôi, bến phà Long Đại nơi đây đã ghi đậm dấu ấn về một thời chiến tranh khốc liệt, nhiều bạn bè chúng tôi đã ngã xuống vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Vẫn là sự trầm tư của hiện vật qua bao năm tháng, là những bức ảnh, tài liệu chép tay về một thời xưa cũ, song với cách làm mới của mình, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình đã giúp bảo tàng “sống lại” những ký ức. Người xem chạm đến những cung bậc cảm xúc khi chiêm ngưỡng các hiện vật lịch sử, văn hóa trưng bày tại bảo tàng, để từ đó thêm hiểu và yêu hơn vùng “đất lửa” Quảng Bình.
Đường phố vốn là nơi xe cộ qua lại đông đúc, vì thế, biến đường phố thành không gian diễu hành kết hợp biểu diễn nghệ thuật sẽ góp phần lan tỏa niềm vui, sự hứng khởi đến với mọi người, mọi nhà và du khách khi đến với thành phố biển xinh đẹp Đồng Hới.
Sáng 28/4, Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son năm 2023. Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi các hoạt động văn hóa kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước và 137 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, qua đó phục vụ khách du lịch khi đến với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Ngày 14/4, tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, tỉnh Quảng Bình tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh, sách với chủ đề “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943-2023).
Ngày 7/3, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định công nhận Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.