Dự án đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng từ ngân sách. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, đây là dự án bộc lộ thiếu tinh thần phối hợp, thiếu trách nhiệm của Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa dẫn đến đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra khoảng 500 ngày. Sau đây là ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân trên công trường vào sáng 19/11.
Xuân Lộc là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang trong giai đoạn củng cố, hoàn thiện hồ sơ để sớm đề nghị cấp trên xem xét, công nhận hoàn thành mục tiêu Đề án xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, huyện đã có 14/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (9/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững), về đích đạt tất cả các nhóm mục tiêu, chỉ tiêu sớm hơn 1 năm so với lộ trình đề án đặt ra ban đầu.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đặc biệt lưu ý, ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, đơn vị đối với tiến độ các công trình trọng điểm, trường hợp cần thiết, xem xét thay “tướng” những vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển chung của tỉnh.
Liên quan dự án đầu tư xây dựng Vàm Cái Sứt cơ bản hoàn thành nhưng không có đường kết nối mà Báo Nhân Dân đã phản ánh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai Thái Bảo vừa ký văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trương rà soát các dự án trên đường Hương lộ 2, sớm có phương án đầu tư kết nối giao thông toàn tuyến để phát huy hiệu quả dự án, tránh lãng phí.
Chỉ còn gần 3 tháng nữa để thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024. Đang ở giai đoạn gấp rút, chính quyền tỉnh Đồng Nai tăng tốc, quyết liệt đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp, phấn đấu giải ngân số vốn đạt ít nhất 95% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao. Thời gian còn lại chỉ tính bằng ngày, nhưng lượng vốn cần giải ngân còn rất lớn, do đó, xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành trong tỉnh hiện nay.
Dự kiến, sau khi cơ quan chức năng hoàn tất thủ tục tách riêng Dự án Hương lộ 2 nối dài đoạn từ cầu Vàm Cái Sứt đến nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, Sở Giao thông vận tải Đồng Nai sẽ trình hồ sơ chủ trương đầu tư triển khai thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công trong năm 2025 để bảo đảm kết nối với cầu Vàm Cái Sứt. Chỉ khi toàn tuyến Hương lộ 2 hoàn thiện mới chấm dứt tình trạng lãng phí cây cầu này, cũng như phát huy tốt vai trò kết nối trung tâm thành phố Biên Hòa với cao tốc trên.
Tuyến ống ngầm cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của sân bay Long Thành có chiều dài khoảng 22km. Trong đó, 16km ngoài sân bay và 6km đi trong khu vực phạm vị xây dựng sân bay.
Ngày 2/11, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). Theo đó, các thành viên đoàn công tác đều thống nhất cần thiết kiến nghị Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành phù hợp với thực tế triển khai dự án hiện nay.
Sáng 2/11, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã khảo sát vị trí xây dựng nhà ga đường sắt tốc độ cao trong sân bay Long Thành và làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sân bay Long Thành. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội một số địa phương.
Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.
Kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống ngành cao-su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2024), cán bộ, công nhân, người lao động ngành cao-su Việt Nam rất đỗi tự hào về những đóng góp công sức, xương máu, trí tuệ của nhiều thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc. Trong giai đoạn phát triển mới, ngành cao-su tiếp tục nỗ lực trở thành doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp về hiệu quả, quy mô, chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện môi trường ở Việt Nam.
Chiều 18/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai. Hội nghị thu hút hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trước ý kiến trong 3 năm gần đây mặc dù giá trị tổng sản phẩm (GRDP) tăng, thu vốn vốn đầu tư tăng, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhưng việc thu thuế tại Đồng Nai giảm khoảng 10 nghìn tỷ đồng từ năm 2021 đến năm 2024. Để lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Toàn Thắng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Ngày 11/10, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã thực hiện giám sát Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, xây dựng các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và đầu tư khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) giai đoạn 2019-2024.
Ngành hàng không dân dụng thế giới đang có nhiều thay đổi diễn ra nhanh chóng, với một số xu thế nổi bật như: sân bay thông minh được tích hợp sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo, sân bay xanh, giảm phát thải CO2 và sự gia tăng cạnh tranh giữa các cảng hàng không quốc tế.
Trước việc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn Đồng Nai chậm tiến độ, sáng 4/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương để thúc tiến độ bàn giao mặt bằng, thi công của dự án trọng điểm quốc gia này.
Ngày 1/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Cảng hàng không Biên Hòa (sân bay Biên Hòa) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Cùng với kiểm tra tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trong chiều 24/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Chính phủ đã thị sát dự án trọng điểm quốc gia xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Đồng Nai.
Tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Nai, chiều 24/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Chính phủ đã kiểm tra tiến độ xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Đồng Nai.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định quan điểm "phát huy tiềm năng, thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, lấy khu vực sân bay Long Thành, sông Đồng Nai làm điểm nhấn, động lực mới cho phát triển đột phá" và hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050. Trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhấn mạnh quy hoạch được coi là “chìa khóa” quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh.
Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng, là lĩnh vực đột phá đầu tiên được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025). Sau gần 4 năm nỗ lực vượt khó đưa nghị quyết vào cuộc sống, Đồng Nai đang đẩy mạnh thực hiện hơn bao giờ hết với nhiều giải pháp quyết liệt và bước đầu tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực tế, nhất là về hạ tầng giao thông.
Ba “từ khóa” chính trong quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là “kết nối -hội nhập-cất cánh”. Thông điệp này sẽ được khẳng định như một cam kết chính trị nghiêm túc của lãnh đạo địa phương tại hội nghị công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư vào Đồng Nai. Thái độ chân thành, cầu thị, đặc biệt đề cao tính công khai, minh bạch, tạo cơ hội, môi trường bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp qua diễn đàn lần này, chính là bước “kích hoạt” khẩn trương chuẩn bị điều kiện thuận lợi, sẵn sàng kéo những nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế đến làm ăn thành công tại vùng đất “đắc địa”.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và địa phương sắp chính thức công bố rộng rãi, là nền tảng pháp lý để nơi đây hướng đến mục tiêu sớm trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại vào năm 2035, phấn đấu đến năm 2050 nâng tầm lên thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được coi là “chìa khóa” “mở cửa” bầu trời vùng sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy mạnh mẽ vùng đất này “cất cánh” trong tương lai. Nhằm lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất, nhà thầu tốt nhất, ý tưởng tốt nhất cho sự phát triển bền vững của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền địa phương đang chủ động vào cuộc quyết liệt chuẩn bị sẵn môi trường thuận lợi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với thái độ cầu thị, giải pháp linh hoạt hơn bao giờ hết.
Ngày 17/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định 2719/QĐ-UBND về việc chấp thuận liên danh 5 nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị Hiệp Hòa, với tổng mức đầu tư hơn 72 nghìn tỷ đồng. Đây là khu đô thị được đánh giá nằm ở vị trí đắc địa nhất tỉnh Đồng Nai, khi 4 mặt tiếp giáp sông Đồng Nai (cù lao Hiệp Hòa), phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.
Trước triển vọng đầy hứa hẹn được ví như "thỏi nam châm" thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỉnh Đồng Nai đang tích cực xúc tiến chuẩn bị điều kiện cần và đủ để không bỏ lỡ cơ hội, môi trường thuận lợi khi sân bay Long Thành cùng hệ thống giao thông kết nối đi vào khai thác. Với những cam kết chính trị cùng nỗ lực nghiêm túc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, dòng vốn FDI đang tiếp tục chảy mạnh vào Đồng Nai, chất lượng các dự án nâng lên theo hướng chứa hàm lượng chất xám cao, không thâm dụng lao động, để hưởng lợi giá trị gia tăng tốt nhất.
Tại hội nghị giao ban các dự án trọng điểm trên địa bàn vào ngày 11/9, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhận diện 6 nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân các công trình chậm so với kế hoạch đề ra. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị nếu cuối năm địa phương nào để dự án trọng điểm tồn nhiều vốn đầu tư sẽ hạ một bậc thi đua đối với Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Đồng Nai tại Nhật Bản do ông Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu Đoàn, chiều 10/9, tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tái ký kết Khung hợp tác kinh tế lần thứ 5 với Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Vùng Kansai.
Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2020-2025 trên địa bàn có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 5 huyện nông thôn mới nâng cao, 25% xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Xuân Lộc hoàn thành đề án thí điểm huyện nông thôn mới kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững của cả nước.
Xác định tâm thế năm 2024 là năm cuối cùng “chạy nước rút” phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của cả giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đồng Nai hạ quyết tâm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Cảng Phước An có tổng mức đầu tư gần 20 nghìn tỷ đồng, dự kiến đưa vào khai thác vào tháng 10 tới. Đây là cảng biển lớn nhất tỉnh Đồng Nai được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Để kết nối cảng, tuyến đường dài gần 6km băng qua rừng ngập mặn thuộc huyện Nhơn Trạch đang gấp rút hoàn thành sau hơn 2 năm thi công.