Ngành hàng không dân dụng thế giới đang có nhiều thay đổi diễn ra nhanh chóng, với một số xu thế nổi bật như: sân bay thông minh được tích hợp sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo, sân bay xanh, giảm phát thải CO2 và sự gia tăng cạnh tranh giữa các cảng hàng không quốc tế.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp sơ kết quý I/2024 của Bộ Giao thông vận tải chiều 1/4, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam cho biết, ngành hàng không đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt máy bay trong thời gian gần đây.
Lợi thế khi thị trường quốc tế được mở cửa hoàn toàn đã mang lại nhiều khởi sắc cho ngành hàng không, nhất là vận tải hành khách. Song đến nay, việc tăng doanh thu lại không mang về lợi nhuận như kỳ vọng, khi các hãng hàng không tiếp tục rơi vào “cuộc đua” không cân sức với chi phí khai thác không ngừng tăng cao.
Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua sáng kiến ReFuelEU nhằm tăng cường sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững. Quyết định của EP tiếp nối nỗ lực chung của các nước và khu vực nhằm xanh hóa ngành hàng không thế giới.
Mới đây, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn Sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) đã ký bản ghi nhớ về việc chào bán 50 máy bay Boeing 737 MAX với giá trị 10 tỷ USD, phục vụ chiến lược tăng trưởng đội máy bay thân hẹp của hãng.
Ngành hàng không toàn cầu được dự báo có thể đạt lợi nhuận lên tới 9,8 tỷ USD trong năm 2023. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn lo ngại về những rủi ro cản trở đà phục hồi của ngành này, trong đó có tình trạng gián đoạn chuyến bay do thiếu nhân công, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do khủng hoảng và xung đột.
Dù từng được nhận định đứng trước triển vọng phục hồi tươi sáng sau thời gian dài trì trệ vì dịch Covid-19, ngành hàng không thế giới vẫn đang vật lộn với hàng loạt khó khăn, chủ yếu đến từ nguồn nhân lực. Bài toán thiếu hụt nhân sự, cùng những mâu thuẫn chưa thể hóa giải giữa người lao động và các chủ doanh nghiệp là rào cản lớn kìm hãm đà tăng trưởng của ngành này.
Theo đánh giá của các chuyên gia hàng không, ngành hàng không Việt Nam duy trì sự phát triển nhanh và liên tục trong hơn 20 năm qua. Tuy vậy, tỷ trọng của ngành hàng không trong tổng luân chuyển hàng hóa và hành khách của cả nước hiện tại rất nhỏ bé, cho thấy dư địa phát triển của ngành còn khá cao.
Ngành hàng không toàn cầu đang đón nhận những tín hiệu tích cực khi nhu cầu đi lại trong năm 2023 được dự báo sẽ vượt mức trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, lạm phát và giá nhiên liệu tăng, lỗ hổng nhân lực... là những yếu tố rủi ro đối với triển vọng phục hồi của ngành.
Tối 7/9, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã vinh dự đón nhận hai giải thưởng lớn của World Travel Awards (WTA) năm 2022 là “Thương hiệu hàng không hàng đầu châu Á” (Asia's Leading Airline Brand) và “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về hạng ghế phổ thông” (Asia's Leading Airline - Economy Class).
Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, ngành hàng không Việt Nam đã có sự hồi phục đáng kể nhờ vào các chính sách của Chính phủ và sự hỗ trợ của toàn xã hội.
Một cuộc khủng hoảng lao động trầm trọng đang xảy ra với ngành hàng không toàn cầu, trong bối cảnh các quốc gia đồng loạt mở cửa biên giới trở lại sau thời gian "cửa đóng, then cài" vì dịch Covid-19. Khoảng trống về nhân lực này chính là thách thức không thể xem nhẹ trên chặng đường phục hồi du lịch.
Số tiền doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2021 là gần 3.100 tỷ đồng, tăng gần 45% so với năm 2020, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành hàng không. Cơ quan BHXH TP Hồ Chí Minh đã thông tin như trên khi đánh giá về tình hình nợ đọng BHXH trong năm 2021.
Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 kéo dài đã đẩy du lịch rơi vào tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” nhưng cũng mang lại nhiều bài học thực tế để du lịch nhận thức rõ hơn về các hoạt động kinh doanh. Trong đó, ngành hàng không đang chứng kiến những sự thay đổi rõ rệt trước tác động lâu dài của đại dịch.
Các hãng hàng không Mỹ đang sẵn sàng tăng cường mục tiêu khí hậu bằng cách cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây cũng là cam kết sẽ được các hãng hàng không toàn cầu thảo luận vào ngày 4/10.