Từ thực tiễn ảnh hưởng thiệt hại do mưa bão, lũ quét xảy ra trên địa bàn thời gian qua, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, khẳng định: Công tác thông tin, truyền thông cảnh báo có vai trò đặc biệt quan trọng để phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.
Mưa lũ kéo dài từ đêm 29 đến ngày 30/7 khiến nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Tại các tuyến quốc lộ 6, quốc lộ 12 và quốc lộ 4H đoạn từ huyện Mường Chà đi huyện Nậm Pồ và huyện Mường Nhé, có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, người và phương tiện đi lại khó khăn.
Chiều 27/7, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên, cho biết: Lực lượng chức năng vừa tìm kiếm thêm được một người bị lũ cuốn mất tích trong vụ lũ quét ở xã Mường Pồn. Nhưng rất tiếc là người được tìm thấy đã tử vong.
Để có giải pháp khắc phục hạn chế, thiệt hại; đồng thời chủ động ứng phó kịp thời với các hiện tượng thời tiết cực đoan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô vừa ký, ban hành Công điện yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên phải tổ chức kiểm tra, đánh giá nguyên nhân gây lũ quét, sạt lở đất tại bản Mường Pồn 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên để có giải pháp khắc phục và phòng, chống hiệu quả.
Những ngày qua, tại các tỉnh miền núi phía bắc, nhất là ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã có mưa to đến rất to, làm lũ quét, lũ ống làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Sau nhiều ngày mưa liên tiếp, đến đêm 24 rạng sáng 25/7 đã gây ra lũ quét lớn tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thông tin ban đầu cho biết, đã có 7 người chết, mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.
Hơn 5 giờ kể từ khi cơn lũ quét tràn về, người dân xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vẫn bàng hoàng như không muốn tin là sự thật. Bản làng tan hoang; đất đá tràn khắp đường Quốc lộ 12; ruộng lúa đương xanh ngập sâu trong nước.
Sau nhiều ngày mưa liên tiếp, đến đêm 24 rạng sáng 25/7 đã gây ra lũ quét lớn tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thông tin ban đầu, đã có 7 người chết, mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.
Do ảnh hưởng các đợt mưa lớn kéo dài những ngày qua, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã xảy ra nhiều đợt lũ ống cục bộ thuộc xã Chiềng Sơ, Phì Nhừ làm ảnh hưởng nhà cửa, hoa màu; thiệt hại nặng nề tuyến đường từ xã Phì Nhừ đi xã Chiềng Sơ. Riêng thiệt hại về giao thông ước hơn 8 tỷ đồng.
Với 592 nghìn ha đất quy hoạch lâm nghiệp (chiếm 62% diện tích tự nhiên); trong đó diện tích có rừng hơn 419 nghìn ha, Điện Biên được xếp vào nhóm các tỉnh có diện tích rừng lớn. Do vậy công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Điện Biên luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống. Người dân từ việc hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng đã yên tâm gắn bó với rừng...
Sau trận mưa kéo dài nhiều giờ trong sáng 9/6 thì rất nhiều tuyến phố thuộc thành phố Điện Biên Phủ đã ngập nước; đặc biệt là sân vận động tỉnh Điện Biên - địa điểm mà hơn một tháng trước đó diễn ra Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng thành "biển" nước do mưa.
Sáng 21/4 tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Công ty Vietravel cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Điện Biên phối hợp tổ chức chương trình “Phủ xanh tương lai trên miền đất lịch sử”.
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên vừa ban hành văn bản gửi các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ môi trường.
Cập nhật thông tin mới nhất từ hiện trường vụ cháy, ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên, cho biết: Có sự vào cuộc nỗ lực của 863 người gồm các lực lượng: công an, quân đội, dân quân xã, thanh niên, nhân dân trên địa bàn và lực lượng kiểm lâm Điện Biên, đến 17 giờ chiều 4/4 vụ cháy rừng tại Tiểu khu 562A thuộc địa phận xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa đã cơ bản được khống chế.
Dù hàng trăm người đã tham gia chữa cháy tại khu rừng thuộc địa phận xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) trong suốt nhiều giờ nhưng hiện đám cháy vẫn chưa được dập tắt; nguy cơ cháy lan là rất cao.
Sáng 5/8, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết: do mưa kéo dài liên tiếp trong các ngày gần đây, trong sáng nay, trên một số tuyến đường thuộc địa bàn các tỉnh Hòa Bình và Điện Biên xuất hiện các điểm sạt lở, đá rơi, nước ngập.
Sau nhiều ngày mưa liên tiếp, tại hầu hết các huyện, thị xã, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã bắt đầu xuất hiện tình trạng lũ cục bộ từng đoạn sông, suối làm hại nhiều tài sản, cây cối, hoa màu và nhà cửa của người dân. Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Điện Biên đã ghi nhận thiệt hại gần 6,3 tỷ đồng.
Hội thi "Tìm hiểu chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng" kết thúc đến nay đã gần một tháng, vậy mà chị Lò Thị Ương cùng các thành viên thuộc đội thi bản Co Mận, Che Căn, Phăng 1 và bản Bua xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), vẫn nhớ như hội thi mới vừa diễn ra ngày hôm qua.
Nằm trong khu vực Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và khe suối sâu, độ dốc lớn, ba tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên hằng năm đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, mưa lũ; nhiều khu dân cư tại các huyện thuộc vùng cao, biên giới bị đe dọa an toàn vì lở đất, lở núi. Trước mùa mưa lũ năm nay, UBND ba tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các huyện chủ động rà soát, lập phương án cụ thể sẵn sàng ứng phó.
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cho biết, tình trạng nắng nóng kéo dài cộng thời tiết khô hanh nhiều ngày qua trên địa bàn tỉnh khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao; nhiều khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.
Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý, bảo vệ rừng và quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng hiệu quả, từ ngày 17-21/4, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên tổ chức tập huấn cho 190 người là trưởng ban, thành viên ban quản lý rừng cộng đồng 95 thôn, bản ở 9 xã thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên, toàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) hiện tồn hơn 5,2 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2017 đến 2021. Toàn bộ số tiền tồn trên chính là công chăm sóc, bảo vệ của 356 chủ rừng được giao bảo vệ hơn 10,3 nghìn ha rừng.