Từ thực tế gần đây ở nhiều nơi cho thấy, diện tích rừng tự nhiên suy giảm và cùng với tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng nguyên liệu đã làm sụt giảm sự đa dạng sinh học và môi trường, xói mòn đất, gây nên các hiện tượng cực đoan như lũ quét, sạt lở đất. Vì thế, cần kịp thời có giải pháp nâng cao chất lượng rừng và thay đổi phương thức trồng rừng để giảm nguy cơ xói mòn và sạt lở đất.
Ngày 15/11, Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa quyết định trích từ nguồn ngân sách dự phòng năm 2024 để làm nhà tạm cư cho 17 hộ dân tại bản Tân Ly, xã Lâm Thủy phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở trong đợt mưa lũ cuối tháng 10 vừa qua.
Mưa lũ lịch sử, sạt lở trên diện rộng đầu tháng 9/2024 tại tỉnh Thái Nguyên gây thiệt hại lớn, trong đó huyện miền núi Phú Lương bị thiệt hại nặng nề. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huy động tối đa nguồn lực, nhân lực để khẩn trương khắc phục sạt lở, dựng lại nhà ở, khôi phục sản xuất nhằm ổn định đời sống người dân.
Thời gian gần đây, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thường có mưa lớn kéo dài, cùng với địa hình nhiều đồi dốc nên đã xuất hiện những điểm có nguy cơ sạt lở đất.
Dự báo, từ ngày 4-9/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi lên mức báo động 2-báo động 3, có sông trên báo động 3.
Ngày 1/11, Đồn Biên phòng Làng Ho thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp chính quyền địa phương và các lực lượng di dời khẩn cấp 13 hộ ở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy do phát hiện vết nứt trên núi.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở trong 6 giờ tới tại 70 xã, phường ở các địa phương gồm: Hà Tĩnh (10), Quảng Bình (1), Quảng Trị (11), Thừa Thiên Huế (38), Đà Nẵng (9) và Bình Thuận (1); cập nhật lúc 19 giờ, 30/10/2024, theo Tổng cục Khí tượng thủy văn.
Chiều 30/10, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Bình Hoàng Đăng Cương cho biết, mưa lũ trong những ngày qua gây ngập lụt, sạt lở nhiều tuyến đường. Sở đang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục hậu quả để bảo đảm giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất. Hiện, quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Bình nước đã rút hết, phương tiện lưu thông bình thường.
Do ảnh hưởng của bão số 6 gây mưa lớn khiến nhiều khu vực trên đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn-Hòa Liên (đoạn địa phận thành phố Đà Nẵng) bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện lực lượng chức năng đang khẩn trương thu dọn đất, đá sạt lở, khắc phục hư hỏng.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở trong 6 giờ tới tại 72 xã, phường ở các địa phương gồm: Hà Tĩnh (11), Quảng Bình (2), Quảng Trị (11), Thừa Thiên Huế (43), Quảng Nam (3) và Bình Thuận (2); cập nhật lúc 10 giờ, 30/10/2024, theo Tổng cục Khí tượng thủy văn.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở trong 6 giờ tới tại các địa phương: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Bình Thuận, cập nhật lúc 22 giờ, 29/10/2024, theo Tổng cục Khí tượng thủy văn.
Các địa phương có nguy cơ lũ quét và sạt lở gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Thuận, cập nhật lúc 14 giờ, 29/10/2024, theo Tổng cục Khí tượng thủy văn.
Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thiệt hại nặng do hoàn lưu bão số 6 gây ra mưa lũ lớn làm các xã Vĩnh Long, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Giang… ngập nặng, nhiều nơi ngập gần 2m. Hiện tại thời tiết đang còn mưa nên nước lũ rút chậm, hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng.
Bão số 6 đổ bộ trong ngày 27/10, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có gió mạnh và mưa to, có nơi mưa rất to, làm có 214 ngôi nhà bị hư hỏng và tốc mái. Bão kèm theo mưa lớn khiến nhiều tuyến đường bị ngập lụt gây ách tắc giao thông cục bộ, bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng; bước đầu đã có 2 người chết.
Sáng 27/10, lực lượng chức năng xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long tiến hành hỗ trợ bà con di dời tài sản đến nơi an toàn, gia cố đê bao bị sạt lở xảy ra chiều 26/10 làm ảnh hưởng đến nhiều hộ dân và vườn cây ăn trái.
Sáng 27/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân trước bão số 6 và mưa lớn, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức sơ tán 163 hộ dân với 539 khẩu ở vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn.
Sông Đào, hay còn gọi là kênh chính dẫn nước từ sông Cầu, cung cấp nước tưới cho khoảng 20 nghìn ha đất nông nghiệp ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và tỉnh Bắc Giang. Đê kết hợp đường giao thông hai bên sông Đào được đưa vào sử dụng đã hơn 100 năm, nhưng duy tu bảo dưỡng hạn chế, thời gian gần đây mưa lớn kéo dài, xe tải lớn chở vật liệu xây dựng chạy suốt ngày làm đê, đường nhanh chóng xuống cấp, nguy cơ mất an toàn đê và an toàn giao thông.
Sáng 25/10, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã trao số tiền 160 triệu đồng hỗ trợ 4 hộ dân tại xã Long Hưng có nhà bị sập xuống sông Đồng Nai sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Ngày 24/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, những ngày qua, trên địa bàn có mưa to đến rất to, gây lũ quét, sạt lở đất ở một số khu vực miền núi.
Mưa lớn và triều cường những ngày qua đã làm bờ biển xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế sạt lở nghiêm trọng. Đáng nói, đoạn sạt lở mới này xảy ra tại khu vực đập Hòa Duân – con đập được đắp để hàn khẩu cửa biển mở ra trong đợt lụt lịch sử năm 1999.
Trong những giờ qua, ở khu vực các tỉnh miền trung đã có mưa vừa đến mưa to. Dự báo, trong những giờ tới, nhiều khu vực tiếp tục có mưa, cảnh báo xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.
Thời gian gần đây, tuyến đường giao thông liên xã từ xã Hồng Quang đến xã Bình An, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có nhiều đoạn bị hư hỏng nặng, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân. Để bảo đảm giao thông, các đơn vị chức năng của huyện Lâm Bình đang nỗ lực tập trung khắc phục, sửa chữa, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
Dự báo, chiều và tối 12/10, ở khu vực phía nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Ngoài ra, cảnh báo đêm nay trên nhiều vùng biển đề phòng mưa dông gây lốc xoáy, gió giật cấp 7-8.
Ngày 12/10, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, Phó Chủ tịch tỉnh Đoàn Ngọc Lâm vừa ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở đá tại tổ dân phố Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch. Trên cơ sở đó, lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương xử lý nguy cơ sạt lở đá để bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Đoạn sạt lở khẩn cấp, nguy hiểm có chiều dài 80m (uy hiếp trực tiếp tính mạng và tài sản của 5 hộ và 20 nhân khẩu), đoạn còn lại chiều dài 50m có nguy cơ sạt lở rất cao.
Theo các nguồn tin chính thức, khoảng 200 người có thể đã bị chôn vùi trong một vụ sạt lở bờ sông xảy ra ngày 7/10 tại một cảng ở Manacapuru, bang Amazonas, Tây Bắc Brazil.
Ngày 10/7, tại Km12+640, Tỉnh lộ 155, đoạn qua địa phận xã Trung Chải, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã xảy ra điểm sạt lở lớn ta-luy dương, gây ách tắc giao thông và cầu cạn Móng Sến đi Sa Pa phải tạm dừng hoạt động.