Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từng bước được nâng lên.

Nhiều điểm sáng giáo dục tỉnh Điện Biên

Tỉnh Điện Biên có 362/463 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022 và năm 2023 đều đạt hơn 99,2%. Chỉ tiêu huy động dân số trong độ tuổi đến trường những năm gần đây trong nhóm dẫn đầu cụm thi đua các tỉnh miền núi biên giới phía bắc... Đó là một số điểm sáng trong những thành tích đạt được sau quá trình nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của một tỉnh vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn.
Ngày 7/5/1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị quân ta tiêu diệt, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" đang phấp phới bay trên nóc hầm Đờ Cát. (Ảnh: TTXVN)

Sinh viên tranh tài thiết kế sản phẩm tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cuộc thi thiết kế sản phẩm tuyên truyền nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chủ đề "Sinh viên với khát vọng non sông" có hàng loạt giải thưởng giá trị. Trong đó, cá nhân hoặc tập thể giành giải đặc biệt sẽ được đài thọ toàn bộ chi phí tham gia Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) từ ngày 25 đến 28/4.
Đại biểu và cán bộ, học sinh các tỉnh Bắc Lào trong lễ khai giảng đào tạo, bồi dưỡng tại Điện Biên.

Điện Biên đào tạo tiếng Việt và bồi dưỡng cho học sinh, cán bộ 3 tỉnh Bắc Lào

Thực hiện Đề án Hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, giai đoạn 2021-2025, ngày 19/12, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên khai giảng khóa đào tạo tiếng Việt năm học 2023-2024 và bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kết hợp thực tế cho cán bộ các tỉnh: Uđomxay, Phongsaly, Luongphabang (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào).
Phụ huynh, giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Mường Nhé sửa chữa giường cho học sinh bán trú.

Xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ giáo dục tại Điện Biên

Mỗi ngày sau giờ dạy trên lớp, rất nhiều thầy giáo, cô giáo ở các huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Điện Biên lại dành thời gian sửa lại nơi ăn, phòng ở hoặc cùng học sinh làm thêm đồ dùng học tập. Nhiều thầy, cô giáo còn chủ động kết nối bạn bè, người thân, nhà hảo tâm ủng hộ thêm vật chất, đồ dùng, làm thêm các công trình giúp học sinh yên tâm học tập... Công tác xã hội hóa giáo dục tại tỉnh nghèo Điện Biên đang đem lại nguồn lực hiệu quả, tiếp thêm động lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở tỉnh biên giới ngày càng khởi sắc...
Các đồng chí lãnh đạo huyện Nậm Pồ và học sinh trong huyện hưởng ứng phong trào nuôi lợn đất ủng hộ cho giáo dục.

Nậm Pồ "mổ lợn tiết kiệm" cho thầy, trò ở vùng biên

Hôm nay (5/9), hoà trong không khí của ngày hội khai trường, thầy và trò ở huyện biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) còn vui mừng đón Ngày hội “Mổ lợn tiết kiệm” từ phong trào ủng hộ “2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục” do Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ phát động.
Giờ học của thầy trò lớp mầm non tại điểm bản Huổi Đá, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Điện Biên khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Dù đã chủ động thông báo chỉ tiêu, kế hoạch tuyển dụng hằng năm; thậm chí người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo tỉnh kêu gọi sinh viên mới ra trường liên hệ ứng tuyển, nhưng tình trạng thiếu giáo viên tại tỉnh Điện Biên vẫn chưa được khắc phục. Thực tế này xảy ra từ nhiều năm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học cũng như tăng áp lực với giáo viên, nhất là giáo viên bộ môn chuyên biệt theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Lớp học xóa mù chữ tại bản Na Cai-Na Ản, xã Luân Giói, huyện Điện Biên Đông.

Điện Biên quan tâm xóa mù chữ cho người dân vùng cao

Từng học qua các lớp phổ thông hoặc các lớp xóa mù chữ, nhưng do sống ở vùng sâu, vùng xa cách biệt trung tâm huyện, xã nên nhiều người dân tộc thiểu số lại tái mù chữ vì ít sử dụng. Bởi vậy, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên luôn quan tâm chỉ đạo, xây dựng chỉ tiêu xóa mù chữ nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, xã hội khác…
Đại diện lãnh đạo tỉnh Điện Biên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Điện Biên trao kinh phí xây dựng công trình cho đại diện các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Điện Biên.

Điện Biên tiếp nhận 1,5 tỷ đồng xây dựng các công trình cho học sinh bán trú

Được sự ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chiều 16/2, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Điện Biên tổ chức trao 1,5 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng công trình cho học sinh bán trú tại các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Điện Biên.
Giáo viên Trường dân tộc bán trú tiểu học Leng Su Sìn vận động học sinh trở lại trường.

Gian nan vận động học sinh trở lại trường

Sáng đầu xuân, khi nhà nhà còn quây quần, du xuân thì quốc lộ 4H từ km 0 dẫn về huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã có từng đoàn người di chuyển vội vã. Hầu hết thành viên trong các đoàn là giáo viên, họ trở về trường đúng ngày làm việc rồi lại tỏa đi các bản vận động học sinh trở lại trường…
Bữa cơm tất niên của thầy và trò Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chung Chải được tổ chức đơn giản nhưng ấm áp, yêu thương.

“Tết sum vầy” của thầy trò vùng cao

Nhiều năm qua, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên đều tổ chức “Tết sum vầy” để học sinh được tham gia các hoạt động gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cơm tất niên và chung vui các trò chơi dân gian. “Tết sum vầy” giúp học sinh thêm hiểu ý nghĩa Tết cổ truyền dân tộc, gắn kết tình cảm thầy cô với học trò và sự sẻ chia giữa trò với trò...
Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên cùng lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh trao kinh phí xây dựng điểm trường Nậm Chua.

Thêm phòng học tặng học sinh nghèo ở huyện Mường Chà

Ngày 2/11, Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cùng Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mường Chà phối hợp tổ chức khởi công xây dựng phòng học tại điểm bản Nậm Chua, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Đây là điểm trường thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà.
Giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Nậm Pồ chuẩn bị đồ dùng phục vụ học sinh nội trú trong năm học mới.

Điện Biên khẳng định hiệu quả trường phổ thông dân tộc bán trú

Chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, biên giới ngày càng được nâng lên; tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần bảo đảm và học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn hay lập gia đình sớm ngày càng giảm rõ rệt… là kết quả nổi bật sau 15 năm ngành giáo dục tỉnh Điện Biên nỗ lực triển khai nuôi, dạy học sinh theo mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú.
back to top