Sản xuất thủy sản tại một công ty trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Thúc đẩy tín dụng ngành nông sản chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường. Tuy nhiên, nhiều điểm nghẽn về tín dụng đang khiến việc vay và cho vay vốn sản xuất nông nghiệp tại khu vực này gặp nhiều khó khăn. 
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Giang)

Nỗ lực triển khai hiệu quả Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau). (Ảnh: Hữu Tùng)

Gia tăng giá trị nông, thủy sản: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

Thời gian qua, công nghiệp chế biến nông, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp và trong cơ cấu kinh tế chung của nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ. Tuy vậy, bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của không ít doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần sớm tháo gỡ.
Cấy lúa bằng máy trên cánh đồng lúa chất lượng cao tại lễ khởi động.

Khởi động Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Ngày 5/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện lúa quốc tế (IRRI) và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức lễ khởi động cánh đồng 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hợp tác xã Thuận Tiến, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh. Đây là địa phương đầu tiên trong vùng đồng bằng sông Cửu Long khởi động đề án 1 triệu héc-ta lúa này.
Quang cảnh Lễ công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Tháo gỡ nút thắt thể chế, quản trị và liên kết vùng để phát triển đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo Kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long 2023 đã đưa ra kết quả nghiên cứu bức tranh kinh tế vùng chậm hồi phục, do ảnh hưởng tiêu cực chung của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định: thể chế, quản trị và liên kết vùng là nội dung then chốt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển vùng.
GS,TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ phát biểu tại tọa đàm “Văn hóa, Kinh tế, Xã hội và Nhân văn vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đặc trưng, đổi mới và phát triển”.

Hợp tác quốc tế đào tạo, phát triển nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phát huy các giá trị văn hóa, đào tạo nhân lực, phát triển con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững là vấn đề được đưa ra phân tích tại Tọa đàm “Văn hóa, Kinh tế, Xã hội và Nhân văn vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đặc trưng, đổi mới và phát triển”, do Trường đại học Cần Thơ phối hợp Tổ chức JICA Việt Nam tổ chức ngày 29/9.
Quang cảnh hội nghị.

Hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 21/7, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội nghị công bố Kế hoạch triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 và giai đoạn 2024-2025.
Quang cảnh buổi làm việc.

Kiểm tra kết quả thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại thành phố Cần Thơ

Sáng 18/7, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" dẫn đầu đoàn công tác có buổi kiểm tra kết quả thực hiện cuộc vận động tại thành phố Cần Thơ.
Tuyến đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả kết nối hai trung tâm du lịch lớn của tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh Quang Thọ)

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.
Quang cảnh hội nghị.

Công bố kết quả tài trợ trong dự án Swiss Trade do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ

Ngày 16/5, tại Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức Hội nghị Công bố kết quả tài trợ đợt 1 và mời nộp đề xuất tài trợ đợt 2 trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh (ICG) thuộc Hợp phần 3, Dự án Chính sách thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam (Swiss Trade) do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ.
Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình.

Tọa đàm, hội chợ kết nối doanh nghiệp khu vực Tây Nam Bộ và các địa phương

Sáng 12/5, tại thành phố Cần Thơ, Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại và Đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam - cụm Tây Nam Bộ phối hợp Câu lạc bộ Sao Vàng Đất Việt và Hội Doanh nhân trẻ các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức sự kiện “Kết nối giao thương cụm Tây Nam Bộ, CaFe Doanh nhân - Tọa đàm Doanh nhân Việt Nam Go Global”.
back to top