Vạn Niên Phong Cung là điểm tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Đặc sắc lễ Vu lan thắng hội ở Trà Vinh

Vu lan Thắng hội hay còn gọi lễ vía ông Bổn của cộng đồng người Hoa ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 100 năm và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vu lan Thắng hội giờ trở thành lễ hội chung của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại địa phương.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè nhận quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trà Vinh: Công bố lễ hội Vu lan Thắng hội là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè tổ chức khai mạc và công bố Quyết định số 3410/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội Vu lan Thắng hội vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lãnh đạo huyện Tân Sơn tham quan lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm do các nghệ nhân xã Kim Thượng truyền dạy.

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm ở Phú Thọ

Từ rất lâu đời nay, nghề dệt thổ cẩm luôn là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm được tạo ra chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng và một phần để trao đổi hàng hóa. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang thực hiện nhiều giải pháp để gìn giữ nghề dệt truyền thống trước nguy cơ mai một.

Hương vị trà sen

Những ngày chớm thu này thật đáng nhớ với người Hà Nội và với những ai yêu thích trà sen, khi nghề ướp trà sen Tây Hồ được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Với tôi, dù trà sen có được vinh danh hay không thì có lẽ nét đẹp, sự tinh tế và hương vị của trà sen vẫn luôn làm tôi say đắm.
Nghi lễ rước tượng Đức Thánh Trần trong Lễ hội Bạch Đằng.

Bảo tồn di tích đặc biệt Bạch Đằng

Là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của người dân đối với công lao to lớn của những người Anh hùng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lễ hội thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương về tham dự và chiêm bái.
Lễ hội cầu Ngư truyền thống Đà Nẵng - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. (Ảnh: ANH ĐÀO)

[Ảnh] Lễ hội Cầu ngư - nơi kết nối truyền thống và dấu ấn văn hóa biển Đà Nẵng

Sau 3 ngày diễn ra Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, sáng sớm nay (29/2), các hoạt động chính thức của Lễ hội đã được long trọng tổ chức tại Biển Hà Khê. Lễ hội cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê được tổ chức hằng năm, trở thành hoạt động văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của bà con cư dân, là sinh hoạt văn hóa, tinh thần không thể thiếu cùng với sự phát triển chung của địa phương. 
Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ công bố huyện Đầm Hà cán đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên trong cả nước.

Quảng Ninh: Công bố huyện Đầm Hà đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tối 23/2, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức lễ công bố và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và Lễ hội Đình Đầm Hà là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên là 2 địa phương của tỉnh Quảng Ninh về đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên của cả nước.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, trao quyết định công nhận Lễ hội chùa Bắc Nga là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lạng Sơn khai mạc Lễ hội Chùa Bắc Nga

Chiều 23/2 (ngày 14 tháng Giêng), tại chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), Ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc tổ chức khai mạc lễ hội chùa Bắc Nga và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội truyền thống chùa Bắc Nga là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: HÀ LINH)

Đưa nghệ thuật Chèo trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật trình diễn dân gian và nghệ thuật Chèo trong xã hội đương đại” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 23/11. Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước tham dự.
Các đại biểu cắt băng khai mạc tái hiện không gian Chợ tranh Đông Hồ.

Gìn giữ để "màu dân tộc" luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ tranh Đông Hồ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Thừa ủy quyền Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trao bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện các huyện có cộng đồng dân tộc Mông-dòng Mông trắng và cộng đồng dân tộc Lào.

Hai di sản của tỉnh Điện Biên được trao bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 2/11, tại trung tâm huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ công bố, trao chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho dòng họ Mông trắng và cộng đồng dân tộc Lào có 2 di sản được công nhận, gồm: “Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng” và “Múa của người Lào”.