Một góc Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Nam Chu Lai (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

“Điểm nghẽn môi trường” trong thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp

Theo quy định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa được đầu tư hệ thống này gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương cũng như việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều được bố trí ở những vị trí có giao thông thuận lợi. (Ảnh THẾ BÌNH)

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.
Với môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn nhân lực chất lượng cao, Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Bắc Ninh khai phá tiềm năng, kiến tạo thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản Quy hoạch tổng thể toàn diện với các mục tiêu dài hạn, tầm nhìn chiến lược là "đòn bẩy" quan trọng để tỉnh tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, là thành phố xanh, thông minh, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Ðây là nền tảng pháp lý quan trọng để Bắc Ninh hoạch định chính sách, tạo động lực đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội.
Cụm công nghiệp Bảo Lý-Xuân Phương ở huyện Phú Bình đang hoàn thiện hạ tầng để xây dựng nhà máy cuối năm 2024.

Gỡ "nút thắt" cho các cụm công nghiệp ở Thái Nguyên

Hiện nay, hệ thống bất động sản công nghiệp tại Thái Nguyên gần như không còn vì hạ tầng các khu công nghiệp mới đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị xây dựng. Trong khi đó, các cụm công nghiệp đã có chủ đầu tư lại phải đối mặt với "nút thắt" lớn là giải phóng mặt bằng, dẫn đến chậm tiến độ, mà nguyên nhân chủ yếu là do chậm thực hiện tái định cư cho người dân.
Lao động làm việc tại Nhà máy may của Công ty TNHH một thành viên Seshin VN2 tại Khu công nghiệp Long Bình An (thành phố Tuyên Quang).

Tuyên Quang chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động

Trong thời gian qua, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được các cấp, ngành của tỉnh Tuyên Quang triển khai với nhiều giải pháp hiệu quả như tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm mới. Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, sáu tháng đầu năm, toàn tỉnh có 16.875 lao động được tạo việc làm mới, đạt 74,8% kế hoạch năm.
Khu công nghiệp Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn.

Hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Bình Định

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Ðịnh sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch quan trọng của Việt Nam. Ðể hiện thực hóa mục tiêu của quy hoạch, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư cho các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Sản xuất các thiết bị ngành điện tại Công ty cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu (Cụm công nghiệp Quất Ðộng, huyện Thường Tín, Hà Nội). (Ảnh ÐĂNG ANH)

Hà Nội gỡ khó cho các dự án cụm công nghiệp

Thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất tại các làng nghề, thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng các cụm công nghiệp mới. Tuy nhiên, trong số 43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập từ giai đoạn 2018-2020, đến nay vẫn còn 18 cụm gặp vướng mắc, khó khăn. Hà Nội đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ, phấn đấu khởi công toàn bộ các dự án cụm công nghiệp trong năm 2024.
Cùng với việc đấu giá 22 mỏ đất, tỉnh Thái Nguyên rà soát để nâng công suất khai thác đối với những mỏ đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đất san lấp.

Tăng cường nguồn cung vật liệu san lấp

Nhiều dự án giao thông, cụm công nghiệp, đô thị lớn tại tỉnh Thái Nguyên đang được đồng loạt triển khai, kéo theo nhu cầu vật liệu san lấp rất lớn. Trong khi đó, số mỏ đất trên địa bàn được cấp phép khai thác chưa nhiều, sản lượng chưa đáp ứng, dẫn đến thiếu vật liệu san lấp, giá tăng, nguy cơ làm ảnh hưởng tiến độ xây dựng công trình và gây thiệt hại cho nhà thầu.
Công nhân làm việc tại nhà máy của Công ty TNHH Deli Việt Nam, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Hỗ trợ, tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi

Thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đi cùng với đó là vấn đề tạo việc làm cho người lao động nói chung và người có đất bị thu hồi nói riêng, giúp người dân ổn định đời sống. Trong nhiều năm qua, công tác này luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và chú trọng thực hiện từ cấp Trung ương đến cơ sở, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần được giải quyết thấu đáo.
Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn. (Ảnh Nhiên Chi)

Công nghiệp là động lực cho Ninh Bình "cất cánh"

Nhờ khai thác đồng bộ và hiệu quả các lợi thế vượt trội về vị trí địa lý mà Ninh Bình luôn thực hiện tốt song song công tác bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và phát triển kinh tế. Công nghiệp được tỉnh xác định là hướng đột phá để vươn lên tốp những tỉnh có nền kinh tế phát triển khá.
Thi công hạ tầng Cụm công nghiệp Hạnh Phúc-Xuân Phương (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Tận dụng lợi thế có quy mô diện tích không lớn, vốn đầu tư hạ tầng vừa phải, phù hợp với các doanh nghiệp vừa, nhỏ, công nghệ cao, sử dụng ít lao động, quản lý môi trường tập trung, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã phát triển hàng chục cụm công nghiệp, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Quang cảnh phiên chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp ở Thanh Hóa

Sáng 14/12, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII chất vấn Sở Công thương về tình hình, tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp còn rất chậm, thiếu đồng bộ; đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Khu công nghiệp Đồng Văn, thị xã Duy Tiên.

Thúc đẩy công nghiệp ở Hà Nam

Những năm qua, tỉnh Hà Nam đạt tốc độ phát triển kinh tế nhanh và liên tục, trở thành tỉnh khá trong khu vực nhờ đóng góp lớn từ sản xuất công nghiệp. Định hướng đến năm 2030, Hà Nam phấn đấu nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng Bắc Bộ về phát triển công nghiệp, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nằm bên đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, Cụm Công nghiệp Hạnh Phúc-Xuân Phương cần sớm hoàn thiện để thu hút đầu tư.

Sớm gỡ "nút thắt" cho các cụm công nghiệp ở Thái Nguyên

Trong khi bất động sản công nghiệp trên địa bàn không còn nhiều, nhu cầu thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách là rất lớn, nhưng việc triển khai xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang gặp khó khăn, bị chậm tiến độ. Điều này không chỉ đội vốn đầu tư hạ tầng, mà còn làm lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp.