Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát (thứ hai từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm chiến đấu với đồng đội. Ảnh tư liệu

50 năm, nhớ lại…

Đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác trên miền bắc thật sự là một cuộc đấu trí, đấu lực cân não không chỉ của lãnh đạo cấp chiến lược, mà quan trọng hơn, ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nơi trực tiếp chỉ huy và thực thi nhiệm vụ đánh trả.
Chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô.

[Ảnh] Hà Nội 12 ngày đêm 1972 qua ống kính nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành

Là một trong những phóng viên ảnh trực tiếp tác nghiệp trong 12 ngày đêm giặc Mỹ ném bom Hà Nội tháng 12/1972, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành đã ghi lại những khoảnh khắc không thể quên về một Hà Nội chìm trong khói lửa đau thương mà hào hoa, nghĩa tình. Kỷ niệm 50 năm sự kiện lịch sử này, được sự đồng ý của tác giả, Báo Nhân Dân xin giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh đặc biệt đó. 
Mô hình cầu Long Biên bằng tre.

Cầu Long Biên “kể chuyện”

Những tư liệu, tài liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 và Viện Viễn Đông Bác cổ thực hiện lần đầu tiên kể với công chúng những câu chuyện thú vị về cây cầu 120 tuổi này.
Tên gọi “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”ra đời như thế nào?

Tên gọi “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”ra đời như thế nào?

“Cụm từ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã xuất hiện lần đầu trên Báo Nhân Dân, số báo đăng ngày 29/12/1972. Và từ đó, trở thành tên gọi cho Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ, như một biểu tượng của chiến thắng hào hùng và những ngày đêm khói lửa không thể nào quên…”
Xác máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 27/12/1972 trên phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. (Ảnh TTXVN)

Hạ gục “pháo đài bay” B-52

Khi điều khiển “pháo đài bay” B-52 vào ném bom với ý định “biến Hà Nội trở về thời đồ đá”, các phi công Mỹ được khích lệ: “Bay vào Hà Nội chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông, ở độ cao 10km, đối phương không thể với tới, các bạn chỉ cần ấn nút rồi trở về căn cứ an toàn, sạch sẽ”. Nhưng chúng không thể ngờ rằng, 12 đêm trên bầu trời Thủ đô cuối tháng 12/1972 thật sự là những đêm kinh hoàng.
[Video] Nhìn lại 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tại Bệnh viện Bạch Mai

[Video] Nhìn lại 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tại Bệnh viện Bạch Mai

Cách đây 50 năm, vào ngày 21 và 22/12, máy bay B-52 của Không quân Mỹ đã “rải thảm” hơn 100 quả bom xuống Bệnh viện Bạch Mai. Và từ chứng tích Bạch Mai, những thế hệ đi sau đã cùng nhìn lại một quá khứ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc, trong sự kiện Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
[Ảnh] Căn hầm tránh bom tại tòa soạn Báo Nhân Dân trong Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm

[Ảnh] Căn hầm tránh bom tại tòa soạn Báo Nhân Dân trong Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm

12 ngày đêm tháng 12/1972 khi không quân Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 điên cuồng bắn phá Hà Nội, Báo Nhân Dân hằng ngày vẫn được xuất bản đều đặn để kịp đến tay đồng bào, chiến sĩ. Những trang báo năm ấy được ra đời theo cách đặc biệt và ở một vị trí đặc biệt. Đó là căn hầm ngay tại trụ sở Tòa soạn 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Để máu và hoa đều được nhớ mãi

Để máu và hoa đều được nhớ mãi

Tròn nửa thế kỷ trước, Hà Nội oằn mình gánh chịu hàng chục nghìn tấn bom, hàng trăm quả tên lửa trong suốt 12 ngày đêm cuối cùng của tháng 12 năm 1972. Tròn nửa thế kỷ sau, khán phòng Nhạc viện thánh thót dòng thác thanh âm tuyệt diệu của Hanoi The Transcendence. Trọn bộ 12 Transcendental Studies S.139 của nhà soạn nhạc thiên tài Franz Liszt gợi liên tưởng 12 cung bậc cảm xúc mà Hà Nội đã trải qua, trong 12 ngày đêm đã làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ trên không. Và người Hà Nội hôm nay, trong đêm 9/12/2022 đã được sống lại dòng ký ức đau thương nhưng rất đỗi hào hùng ấy, qua ngón đàn giàu xúc cảm của nghệ sĩ dương cầm tài năng Lưu Hồng Quang.
Báo chí thế giới lên tiếng phản đối mạnh mẽ tội ác của Mỹ khi đánh phá vào bệnh viện lớn nhất miền bắc.

"Hàng trăm người bệnh cần cứu chữa, chúng tôi không thể sơ tán"

"28 người tử nạn sau trận ném bom rạng sáng 22/12/1972 nhưng tôi quyết định không sơ tán bệnh viện về Ứng Hòa, Hà Tây. Tập thể nhân viên tiếp tục bám trụ vì còn hàng trăm bệnh nhân cần phải cứu chữa. Anh em hỏi: “Nếu Mỹ tiếp tục ném bom thì sao, anh không thực hiện Chỉ thị, không sợ bị kỷ luật à?”. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đỗ Doãn Đại đáp: “Nếu bị ném bom lần nữa thì có lẽ mình cũng chết trong đống đổ nát này, còn sống đâu mà sợ kỷ luật”.
Tái hiện ký ức về trận chiến 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội.

“Rạng rỡ - Kiêu hùng: 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Tối 16/12, tại khu vực sân khấu đền Bà Kiệu, phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Hà Nội tổ chức Chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ - Kiêu hùng: 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022) của UBND thành phố Hà Nội.
Những ngày ấy, người già, phụ nữ, mấy vạn trẻ em mũ rơm đội đầu rời khỏi thành phố về các làng ven đô và các tỉnh xa, để Hà Nội quyết chiến đấu. Ảnh tư liệu

Hà Nội 12 ngày đêm năm ấy

Năm mươi năm đã qua. Mỗi lần nhớ về 12 ngày đêm Hà Nội chìm ngập trong lửa bom rải thảm B-52 của không lực Hoa Kỳ, khi cả Hà Nội là một chiến trường đánh giặc trên không, lại dội lên những ký ức không bao giờ quên trong đời làm báo. Qua 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" ấy, ta càng hiểu thêm sức mạnh tiềm ẩn, vẻ đẹp bất tận, phẩm giá con người Thủ đô trước bom đạn vô cùng tàn bạo của kẻ thù.
Kíp trắc thủ tiểu đoàn tên lửa 57, ảnh chụp đầu năm 1973. Ảnh tư liệu

Đánh B-52, mấy chuyện nhớ lại và nói rõ

"Chúng tôi đã tập huấn về cách đánh B-52; đã biết vệt rải thảm tạo nên bình địa chết chóc hàng cây số vuông, nên vào cuộc chiến là xác định sẵn sàng hy sinh!"- Đại tá Nguyễn Đình Kiên, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), nguyên sĩ quan điều khiển, Tiểu đoàn 57, Trung đoàn Tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm lịch sử, nói.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt trò chuyện với học sinh Trường tiểu học Phương Mai tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: ĐÔNG PHONG

Trí tuệ Việt Nam và sự trợ giúp chí tình

Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng ký ức về những ngày tháng chuẩn bị và chiến đấu chống cuộc tập kích không quân chiến lược của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội cuối tháng 12/1972 ấy vẫn là những dấu ấn đậm nét, đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt - nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân. Có những điều, theo ông, cần nói lại và khẳng định.
Bà Viễn cùng những người đồng đội năm xưa sống lại một thời hào hùng trong ký ức.

Bởi đó là Hà Nội!

Ngẫu nhiên, mà lại rất trùng hợp, cuộc chiến đấu chống lại trận tập kích đường không của Mỹ vào Hà Nội và khi Hà Nội bước vào Toàn quốc kháng chiến đều diễn ra vào những ngày cuối tháng 12. Ở đó, không chỉ có những trận đánh, những bản hùng ca. Ở đó, còn có những câu chuyện về số phận những con người làm nên lịch sử. Và khi hiểu con người Hà Nội, thì ta sẽ hiểu, vì sao chiến thắng là lẽ tất yếu.
Quang cảnh buổi khai mạc Tọa đàm và Trưng bày ngày 15/12.

Báo chí xung trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: 12 ngày đêm cùng viết nên bài ca chiến thắng

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề: Báo chí xung trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” với sự tham gia của nhiều thế hệ nhà báo, các nhân chứng lịch sử, đại diện một số bảo tàng và cơ quan ngoại giao...
Ký ức Việt Nam 1972: Khi mặt đất bốc khói

Ký ức Việt Nam 1972: Khi mặt đất bốc khói

Cứ mỗi năm, trong cuộc gặp mặt các cựu chuyên gia quân sự Liên Xô (trước đây) từng công tác ở Việt Nam, số lượng các “nhân vật lịch sử” lại vơi đi. Nhưng các cựu chiến binh Nga, và những ký ức của họ về quãng thời gian hằn sâu đó, thì luôn được trân trọng và ghi nhớ. Trong đó, có câu chuyện của ông Viktor Yurin.
[Ảnh] Khai mạc Triển lãm: “Từ mặt đất đến bầu trời”

[Ảnh] Khai mạc Triển lãm: “Từ mặt đất đến bầu trời”

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022), sáng 14/12/2022, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức khai mạc Triển lãm: “Từ mặt đất đến bầu trời”. Triển lãm lần đầu tiên giới thiệu câu chuyện của 108 phi công Việt Nam, những nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) Đinh Thế Văn (người đội mũ) thuyết minh cách đánh B-52 với Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ngoài cùng bên trái) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh tư liệu)

Tự hào truyền thống Sư đoàn Phòng không Hà Nội anh hùng

Với thành tích bắn rơi 29 máy bay các loại, trong đó có 25 B-52, Sư đoàn Phòng không 361 (Sư đoàn Phòng không Hà Nội), Quân chủng Phòng không-Không quân là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất trong Chiến dịch Phòng không tháng 12/1972, góp phần cùng Bộ đội Phòng không-Không quân, quân và dân miền bắc đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn chưa từng có của Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” đầu năm 1973.
Niềm hạnh phúc vô bờ

Niềm hạnh phúc vô bờ

Ngoại ô Moskva, ngày thứ bảy cuối cùng của năm 1972. Tuyết phủ trắng nơi bệ cửa sổ. Ngoài đường, đèn điện trang hoàng, lấp lánh chào năm mới. Trong nhà, ông Nikolai Kolesnik (N.Cô-le-xơ-nhích) bật đài, nghe một bản tin ngắn: Mỹ thất bại trong cuộc tập kích đường không chiến lược ở Việt Nam. Đó thật sự là những gì ông Kolesnik (trong ảnh) chờ đợi.
Cán bộ-công nhân viên khôi phục Nhà máy Điện Yên Phụ sau những trận ném bom của máy bay Mỹ. (Ảnh: Văn hóa EVN)

Kiên cường bám trụ sản xuất, duy trì dòng điện cho Thủ đô

Cách đây 50 năm, khi tiếng còi báo động phòng không vang lên khắp Thủ đô Hà Nội, những trận mưa bom của địch trút xuống, mọi người vội vàng tìm nơi trú ẩn an toàn. Nhưng những thanh niên Nhà máy điện Yên Phụ lại cảm tử ở lại, bám máy, bám lò, giữ cho dòng điện không phút giây nào bị ngắt.
Cán bộ, chiến sĩ Trạm Ra đa 61, Trung đoàn Ra đa 291, Sư đoàn Phòng không 365 bảo dưỡng khí tài. (Ảnh: THÀNH TRUNG)

Vươn xa cánh sóng quản lý tốt vùng trời

Có những câu chuyện bình dị, thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa mang dấu ấn thời đại. Đó là câu chuyện về “35 phút vàng ngọc” của Đại đội Ra đa 45, Trung đoàn Ra đa 291, Sư đoàn Phòng không 365, Quân chủng Phòng không-Không quân; đơn vị đã phát hiện sớm B-52 từ xa để thông báo kịp thời cho các đơn vị hỏa lực phòng không ở miền bắc chủ động đón đánh địch, góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, cuối tháng 12/1972.
Kíp chiến đấu Tiểu đoàn 83, Trung đoàn 238, Sư đoàn Phòng không 363 kiểm tra đạn tên lửa trước khi thực hành bắn đạn thật.

Phát huy truyền thống đơn vị bắn rơi B-52 đầu tiên

Mỗi khi nói đến Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, một trong những đơn vị luôn được nhắc tới là Trung đoàn Tên lửa 238, Sư đoàn Phòng không 363, Quân chủng Phòng không-Không quân - đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên trên chiến trường Việt Nam.
Cuộc hội ngộ giữa ông Mỹ và người phi công lái chiếc F4 bị ông bắn rơi.

Người phi công làm hoang mang không lực Hoa Kỳ

NDĐT- Trong căn nhà đậm chất nghệ sĩ ở một con ngõ nhỏ phía ngoài đê sông Hồng, ông Nguyễn Hồng Mỹ nhớ lại những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa. Câu chuyện binh nghiệp của người phi công bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trong trận Điện Biên Phủ trên không có nhiều điều đặc biệt. Hơn 40 năm sau, những hồi ức về một thời quá khứ hào hùng vẫn còn nguyên vẹn.