Nêu rõ Kỳ họp thứ tư đã thành công tốt đẹp, hoàn thành các nội dung chương trình đề ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung tâm lực, trí lực giải quyết một khối lượng công việc lớn, quan trọng với sự đồng thuận, nhất trí cao tại kỳ họp này.
Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trong chỉ đạo, điều hành với những kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực phụ trách.
Sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ tư, nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng những giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được nêu, cũng như những lời hứa của các Bộ trưởng, trưởng ngành sau chất vấn sẽ được thực hiện rốt ráo, qua đó tạo chuyển biến tích cực đối với các lĩnh vực vừa được chất vấn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược và phải phục vụ lợi ích của người dân, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể.
Chiều 5/11, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về định hướng đối ngoại cơ bản của nước ta, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải.
Tiếp tục Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, chiều 5/11, tại Hội trường Diên Hồng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đăng đàn trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội. Đây là lần trả lời chất vấn thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV (tháng 11/2021).
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhiệm kỳ này Chính phủ đã bố trí được 470 nghìn tỷ đồng cho phát triển hạ tầng giao thông, cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước.
Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời đúng trọng tâm, trực tiếp vào vấn đề được chất vấn, đồng thời đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi trước mắt và lâu dài.
Trước tình trạng kết luận thanh tra còn chưa bảo đảm rõ ràng về nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thanh tra thông qua hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cán bộ.
Chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày báo cáo của Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo của Chính phủ.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ tiếp tục đổi mới phương pháp và cách thức tiến hành điều tra để đẩy nhanh tiến độ thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận và nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất, quy mô lớn, qua đó phát hiện nhiều vụ việc sai phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, từ đó kiến nghị xử lý và chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.
Dù việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021 bước đầu được đánh giá hoàn thành yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn hạn chế khi cán bộ dôi dư chưa được sắp xếp. Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chính phủ sẽ nỗ lực sớm hoàn thiện các quy định về chế độ, chính sách đối với các đơn vị hành chính, cán bộ, công chức, viên chức ở nơi sắp xếp, nhất là đối với cán bộ dôi dư.
Trước tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung xăng dầu tiếp tục xảy ra thêm ở một số địa phương trên cả nước, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đã cùng vào cuộc và đang phối hợp hiệu quả để khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Để thúc đẩy thực hiện tự chủ trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị các đơn vị sự nghiệp công lập cần nêu cao tinh thần quyết tâm, đồng thời cho rằng nếu thực sự quyết tâm, nỗ lực và có đầy đủ cơ chế thì sẽ có thể tự chủ thành công.
Đánh giá phần trả lời chất vấn đi thẳng vào vấn đề và đưa ra nhiều giải pháp cụ thể của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng thời gian tới rất cần thêm các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để phòng, chống thông tin xấu, độc.
Trước phiên chất vấn của Quốc hội liên quan nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra, dự kiến diễn ra từ sáng 5/11, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề trọng tâm được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm là các giải pháp hiệu quả để phòng, chống tham nhũng.
Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 4/11, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, từ năm 2019 đến nay, việc tinh giản biên chế đã giúp ngân sách tiết kiệm hơn 25.600 tỷ đồng, qua đó tạo điều kiện để nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ Sáu, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 13 tại Nhà Quốc hội dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Theo Chương trình, Quốc hội dành cả ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, lĩnh vực nội vụ.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề nghị các địa phương cần tiếp tục rà soát, sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường lẻ để giảm đầu mối, góp phần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.
Nhấn mạnh chuyển đổi số không chỉ là dùng máy tính, dùng thông tin, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đã đến lúc phải hướng đến cách tiếp cận chuyển đổi số ở khía cạnh thay đổi tư duy, phương pháp, mô hình quản lý nhà nước, doanh nghiệp, xã hội…, qua đó thực thi chuyển đổi số hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, việc ứng dụng công nghệ cùng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường thanh tra, kiểm soát sẽ giúp ngăn chặn vấn nạn lừa đảo qua mạng, đồng thời xử lý triệt để sim rác, cuộc gọi rác.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thanh tra toàn diện các nhà mạng viễn thông về vấn đề thu thập, xử lý, bảo đảm an toàn dữ liệu thông tin cá nhân, sau đó tới các doanh nghiệp bưu chính và các mạng xã hội.
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng số trên không gian mạng cũng giống như hạ tầng trên thế giới thực, nếu không làm chủ nền tảng số, dữ liệu của người dân Việt Nam kinh doanh, giải trí trên các nền tảng số nước ngoài sẽ bị thu thập.
Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Xây dựng và các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn tư vấn, tổ chức thẩm tra, thẩm định, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công tác quy hoạch.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, sự quan tâm lớn nhất của Chính phủ vẫn là chất lượng của quy hoạch, làm sao phải đồng bộ, bảo đảm tầm nhìn chiến lược cho phát triển trong giai đoạn tới, không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng.
Bộ trưởng Giao thông vận tải đánh giá việc nghiên cứu vật liệu cát biển để thay thế cát sông đang là nhu cầu cấp thiết, đồng thời cho biết, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện triển khai quyết liệt công tác này.