Sông Lam (sông Cả) bắt nguồn từ Lào, chảy qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rồi đổ ra Biển Ðông. (Ảnh Quang Dũng)

Tăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm an ninh nguồn nước

Sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như gia tăng dân số khiến nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng, trong khi đó phần lớn các hệ thống sông lớn ở nước ta là sông xuyên biên giới. Do vậy, để bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động hơn nữa trong hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những thách thức về suy giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực và tại mỗi quốc gia.
Một số ao, đìa bị bỏ hoang dù đang bước vào vụ mới.

Cần quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản dọc sông Cu Đê

Nằm dọc sông Cu Đê, thôn Trường Định (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) sau nhiều năm nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, nay thành vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thành phố, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng nuôi tại đây vẫn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch bài bản, gây khó khăn cho nông dân và ảnh hưởng xấu đến môi trường...
Người dân kiểm tra một miệng cống ra kênh, khu vực nguồn nước bị ô nhiễm.

Tiền Giang: Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Mấy ngày qua, người dân thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang liên tục phản ánh nguồn nước ở một đoạn kênh Lộ Mới dài trên 3km bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối… Nhiều người không thể sử dụng nguồn nước này phục vụ cho tưới tiêu rau màu, vườn cây ăn trái; đưa nước vào ao nuôi cá… Các ngành chức năng của huyện Tân Phước phối hợp cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến việc này.
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội vận hành hệ thống xử lý nước thải. (Ảnh Trần Sơn)

Cần giải pháp đồng bộ xử lý nước thải trên địa bàn Hà Nội

Công tác thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề cấp bách luôn được các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp và người dân Thủ đô quan tâm. Nhiều chuyên gia đề xuất giải pháp hữu hiệu xử lý nước thải trên địa bàn Hà Nội nhằm tránh ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và sức khỏe của con người, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, nguồn nước ngầm...
Người dân bản Co Pục đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên.

Nhiều người dân bản Co Pục nhập viện vì nghi uống phải nguồn nước nhiễm độc

Sáng 27/8, ông Lường Văn Kiên, Phó giám đốc Sở Y tế Điện Biên, cho biết: Sở đã lập đoàn kiểm tra việc tiếp nhận, điều trị người dân bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên nhập viện vì nghi uống nước có thuốc diệt cỏ. Đồng thời kiểm tra thực tế nguồn nước mà các trường hợp này đã dùng làm nước ăn, uống, sinh hoạt trong những ngày qua.
Quang cảnh hồ chứa nước Ngàn Trươi, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).

Quy hoạch thủy lợi, đầu tư công trình phòng chống thiên tai có trọng tâm, trọng điểm

Công tác lập, phê duyệt quy hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, quy hoạch thủy lợi, phòng chống thiên tai nói riêng thời gian qua luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, chỉ đạo sát sao.
Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) phát biểu trong phiên thảo luận tổ chiều 5/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách

Cho ý kiến về các công cụ quản lý tài nguyên nước, đại biểu Tạ Đình Thi, thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, việc kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách hiện nay.
Khu vực nuôi cá bè trên sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai.

Ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực nuôi thủy sản ở Đồng Nai

Chiều 21/3, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, qua quan trắc nước mặt tại các khu vực nuôi, trồng thủy sản ở một số sông, rạch trên địa bàn mới đây đều cho kết quả ô nhiễm hữu cơ do quá trình nuôi phát sinh nhiều thức ăn dư thừa, chất thải vượt khả năng tự làm sạch nguồn nước.

Xử lý ô nhiễm nguồn nước - vấn đề cấp bách

Xử lý ô nhiễm nguồn nước - vấn đề cấp bách

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những mối đe dọa sinh thái nghiêm trọng nhất mà con người đang phải đối mặt. Chuyên đề Xử lý ô nhiễm nguồn nước - vấn đề cấp bách mang đến góc nhìn đa chiều từ nỗ lực hồi sinh những dòng sông, con suối "chết", cho tới những biện pháp để "tắt chế độ báo động đỏ" về tình trạng ô nhiễm này ở một số quốc gia trên thế giới.

Phá đường, khôi phục suối Cheonggyecheon - Dự án táo bạo của Seoul

Phá đường, khôi phục suối Cheonggyecheon - Dự án táo bạo của Seoul

Suối Cheonggyecheon ngày nay luôn được nhắc đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của đất nước Hàn Quốc nói chung hay của thủ đô Seoul nói riêng. Giữa lòng thành phố Seoul sầm uất với những tòa nhà chọc trời, một dòng suối xanh mát giúp người dân và du khách có thể hòa mình với thiên nhiên. Cheonggyecheon ngày nay được ví như lá phổi xanh của Seoul, nhưng trước kia con suối này đã từng bị vùi lấp để xây dựng đường cao tốc…

Bắc Kinh mơ về "những dòng sông hạnh phúc"

Bắc Kinh mơ về "những dòng sông hạnh phúc"

Từ thuở dựng đô cách đây hơn 700 năm, Bắc Kinh dựa thế nước mà thành, thuận thế nước để tiến. Đến nay, những nhánh sông chảy trong lòng thành phố không chỉ là những động mạch thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là những khu cảnh quan sinh thái thân thiện, nuôi dưỡng đời sống tinh thần người dân thủ đô.

Hành trình hồi sinh "dòng sông cháy" của nước Mỹ

Hành trình hồi sinh "dòng sông cháy" của nước Mỹ

Sông Cuyahoga có độ dài khoảng 137 km, nằm ở phía đông bắc bang Ohio, nước Mỹ. Tên của dòng sông tự nói lên dáng hình của nó, Cuyahoga có nghĩa là quanh co, uốn lượn. Khi nhìn vào bản đồ, có thể thấy hiện lên một dòng sông uốn theo hình chữ U, khởi nguồn từ hạt Geauga, chảy theo hướng nam và bắc rồi đi qua thành phố Akron. Dòng chảy tiếp tục quay ngược lên phía bắc để đến thành phố Cleveland trước khi hòa vào hồ Erie.

Nga nỗ lực "tắt báo động đỏ” về ô nhiễm nguồn nước

Nga nỗ lực "tắt báo động đỏ” về ô nhiễm nguồn nước

Với 14 vùng biển tiếp giáp, hơn 2 triệu hồ nước ngọt và 2,5 triệu con sông lớn nhỏ chảy trên một lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Đông sang Tây. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các chỉ số về ô nhiễm nguồn nước ở Nga trong nhiều năm trở lại đây không khỏi khiến chính quyền và người dân xứ Bạch Dương lo lắng và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề này.