Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng tăng nóng giá đất tại một số địa phương do thông tin về sáp nhập tỉnh, thành phố. Thực tế này tiềm ẩn nguy cơ “sốt ảo” do các hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường.
Sở hữu nhà ở xã hội là ước mơ của rất nhiều gia đình có thu nhập thấp, nhất là trong bối cảnh giá bất động sản thương mại không ngừng tăng cao. Tuy nhiên, lợi dụng mong muốn và nhu cầu chính đáng này, hiện đang xuất hiện các đối tượng trung gian, môi giới lừa đảo, chiếm đoạt tiền đặt cọc của người mua nhà.
Lượng tìm kiếm chung cư bán trong tháng 3/2025 so với tháng 2/2025 tại cả TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều tăng 13%; lượng tin đăng tăng 20% tại TP Hà Nội và tăng 30% tại TP Hồ Chí Minh.
Mặc dù có những tín hiệu tích cực, song thị trường bất động sản năm 2025 được nhìn nhận vẫn còn không ít khó khăn. Trong bối cảnh này, nhiều ngân hàng thương mại đã tung ra các gói tín dụng ưu đãi, đặc biệt hướng đến đối tượng là giới trẻ hoặc những người thu nhập thấp.
Sáng 9/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 200 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia tài chính, cộng đồng doanh nghiệp tham dự diễn đàn thảo luận về cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản.
Các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng trao đổi, góp ý giải pháp hoàn thiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2025-2030, nhất là bảo đảm ít nhất đạt mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn, năm 2024 đánh dấu sự gia tăng đáng kể việc dịch chuyển dân cư và đầu tư bất động sản xanh, bền vững tại các thành phố vệ tinh của Hà Nội. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn.
Dữ liệu của Batdongsan.com.vn chỉ ra, mức độ quan tâm tìm kiếm bất động sản tăng đáng kể tại một số khu vực như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai.
Xu hướng "săn" đất đang gia tăng tại các khu vực có quy hoạch sáp nhập và phát triển hạ tầng đồng bộ. Bên cạnh nhu cầu thực sự, thị trường vẫn tồn tại yếu tố đầu cơ, đẩy giá. Điều này có thể dẫn đến những cơn sốt đất ảo, làm "méo mó" cung – cầu và gia tăng rủi ro cho nhà đầu tư.
Từ đầu năm 2025 đến nay, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay có 14 dự án đầu tư khu công nghiệp được phê duyệt, tổng diện tích lên tới hơn 4.100 héc-ta.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng (One Mount Group), có tới 80% số người tham gia khảo sát nhu cầu ở tại Hà Nội có kế hoạch mua nhà trong năm 2025-2026, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong đó, loại hình chung cư được quan tâm nhiều nhất.
Theo báo cáo mới của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tại trung tâm Hà Nội, gần như “vắng bóng” các căn hộ chung cư có giá thuê dưới 10 triệu đồng/tháng.
Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội môi giới bất động sản (VARs) sáng 26/2, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Xây dựng đã đề nghị VARs phối hợp Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất Đề án thí điểm mô hình Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý.
Bám sát chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ có thể mua được nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm nhằm giúp khách hàng sớm chạm tay vào giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”.
Sáng 19/2, Diễn đàn Bất động sản mùa xuân lần thứ V và Lễ vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2024-2025 đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chỉ đạo, phối hợp tổ chức bởi Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES), thu hút sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, chuyên gia kinh tế và đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực bất động sản.
Hội thảo “Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024” thu hút sự tham gia của hàng loạt chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Sự kiện này không chỉ làm sáng tỏ các bất cập trong cách thức triển khai bảng giá đất mới tại các địa phương mà còn đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm sự minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế.
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản còn góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Trong khi chưa xử lý xong trong số cơ sở nhà, đất dôi dư tồn đọng, dự kiến Nghệ An sẽ có thêm nhiều trụ sở, công sở dôi dư khi thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025. Các tài sản công dôi dư đang được tỉnh nỗ lực xử lý để tránh lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước.
Thị trường bất động sản Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với nhiều tín hiệu phục hồi tích cực. Trong bối cảnh đó, câu hỏi "Đâu là lựa chọn sống và đầu tư bền vững?" đã trở thành tâm điểm của những người mua nhà ở thực và nhà đầu tư.
Ngày 26/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức ký văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản thời gian qua tăng khá nhanh và mức tăng trưởng tín dụng của bất động sản thường cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Hướng Công Viên vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính với mức tiền phạt 120 triệu đồng do không báo cáo khi không còn là cổ đông lớn tại Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP.
"Giá bán bất động sản càng cao, môi giới càng khó khăn" - đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại buổi họp báo tại Hà Nội chiều 31/10, với chủ đề “Thực hư chuyện môi giới bất động sản đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường".
Trong bối cảnh thị trường bất động sản phía nam đang hồi phục mạnh mẽ, hội thảo "Dòng tiền chảy vào bất động sản phía nam: Nhận diện cơ hội đầu tư" đã nêu rõ những xu hướng mới cũng như cơ hội đầu tư tại các khu vực nổi bật như Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Phiên giao dịch ngày 30/10, thị trường giảm điểm sau sắc xanh đầu phiên dưới áp lực bán mạnh với thanh khoản yếu; cổ phiếu nhiều nhóm ngành như bất động sản, chứng khoán, nguyên vật liệu... chìm trong sắc đỏ cùng nhiều mã lớn lao dốc (VHM, VCB, VNM, VIC, CTG, GVR...) khiến VN-Index giảm 3,15 điểm khi chốt phiên, xuống mức 1.258,63 điểm.
Ngày 28/10, nêu ý kiến về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất, đồng thời nhấn mạnh cần nghiêm trị các trường hợp này để tránh trục lợi, lũng đoạn thị trường.
Nêu thực tế giá bất động sản tăng cao, đột ngột thời gian qua, bên cạnh vướng về thể chế, chính sách, đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng, thổi giá tạo bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích, và cho rằng cần mạnh dạn chỉ rõ để có giải pháp căn cơ.
Theo đại biểu Quốc hội, đối với giá nhà đất hiện nay, trong thời gian tới đây, những thể chế phải được hoàn thiện để kiểm soát việc đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản.