Diễn đàn quốc tế về các vấn đề đạo đức của trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra tại Slovenia từ ngày 5 đến 6/2 thu hút sự chú ý của đông đảo lãnh đạo và chuyên gia. Sự phát triển như vũ bão của AI đã thôi thúc nhiều quốc gia, tổ chức ưu tiên đầu tư vào công nghệ này, nhưng những nguy cơ về đạo đức và an ninh cũng ngày càng bộc lộ rõ.
Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu (GPDP) của Italia đã phạt chính quyền thành phố Trento 50.000 euro (khoảng 54.200 USD) vì vi phạm quy tắc bảo vệ dữ liệu khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các dự án giám sát an ninh, trật tự trên toàn thành phố.
Trong năm 2023, hàng loạt quốc gia, tổ chức đã nỗ lực xây dựng các quy định về sử dụng và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) một cách an toàn, có trách nhiệm, cũng như hạn chế rủi ro tiềm ẩn. Đây là những bước đi quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho hành trình làm chủ công nghệ, để công nghệ thật sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ con người.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã thành lập Ban cố vấn phụ trách khuyến nghị trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), một công nghệ có tiềm năng tạo thay đổi đột phá nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro tiềm tàng.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI) sẽ giúp trợ lý ảo của Google có thể thực hiện các tác vụ như lên kế hoạch cho chuyến đi, cập nhật email và đưa ra những câu hỏi phụ bổ sung.
Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách với các nước dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) như Trung Quốc hay Mỹ, giới chức Đức vừa quyết định tăng gần gấp đôi đầu tư cho nghiên cứu AI lên gần 1 tỷ euro trong 2 năm tới.
Một nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) có nhiều khả năng giúp tạo thêm việc làm thông qua việc tự động hóa một số công đoạn, thay vì đảm nhận hoàn toàn công việc.
Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục chứng kiến cuộc đua khốc liệt giữa các hãng công nghệ lớn, với hàng loạt mô hình AI có các tính năng vượt trội ra đời. Tuy vậy, những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ mới này đòi hỏi các công ty công nghệ phải thật sự thận trọng và phát huy tinh thần trách nhiệm trong xây dựng, phát triển sản phẩm.
OpenAI sẽ phát hành phiên bản Android của ứng dụng chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT vào tuần tới sau khi ra mắt công cụ này trên hệ điều hành iOS hồi tháng 5 vừa qua.
7 công ty công nghệ đã cam kết phát triển một hệ thống gắn dấu nhận biết tất cả những nội dung từ văn bản, hình ảnh, âm thanh tới video do AI tạo ra để người dùng được minh bạch thông tin.
Google cho hay công cụ AI chỉ đóng vai trò như một 'phụ tá' cho các phóng viên và biên tập viên bằng cách đưa ra các lựa chọn về tiêu đề hay phong cách hành văn khác nhau.
Mới đây, một nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Stout (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng nhận biết tin giả của các các mô hình ngôn ngữ lớn phổ biến trên thế giới hiện nay. Những phát hiện của ông cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị, góp phần vào triển vọng sử dụng các mô hình tinh tế này để đối phó với vấn nạn tin giả, tin thất thiệt trong tương lai.
Truyền thông Mỹ đưa tin Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã tiến hành điều tra công ty OpenAI với cáo buộc nhà sản xuất công cụ chatbot ChatGPT vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng khi làm tổn hại danh tiếng và gây rủi ro cho dữ liệu cá nhân của họ.
Vạch ra những giới hạn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và phương thức phát huy sức mạnh của công nghệ này để phục vụ nhân loại là nội dung trọng tâm mà Hội nghị quốc tế về AI vừa diễn ra ở Geneva, Thụy Sĩ tập trung bàn thảo. Được ví như "con dao hai lưỡi", AI có thể gây ra những hệ lụy khôn lường cho con người và xã hội nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Lưu lượng truy cập từ máy tính để bàn và thiết bị di động trên toàn thế giới vào trang web ChatGPT đã giảm 9,7% trong tháng 6/2023 so với tháng trước đó, trong khi số lượng người dùng truy cập vào ứng dụng này cũng giảm 5,7%.
Hàng chục robot, trong đó có các robot hình người, sẽ là tâm điểm chú ý tại một hội nghị về trí tuệ nhân tạo (AI) do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) - cơ quan công nghệ của Liên Hợp Quốc tổ chức trong tuần này để giới thiệu tiềm năng của chúng trong việc giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Nhật Bản kêu gọi đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng AI của các học sinh phổ thông, nhấn mạnh rằng việc biến bài tập ở trường có sự hỗ trợ của AI thành bài làm của bản thân sẽ bị coi là gian dối.
Công ty mẹ của ứng dụng chatbot ChatGPT bị cáo buộc thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân của hàng trăm triệu người từ internet mà không có sự đồng ý hay bất kỳ thông báo cũng như bồi thường nào.
Sáng 16/6, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Vibotics thuộc HTI Group chính thức ra mắt công cụ chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Veronica, với tham vọng phát triển một AI của người Việt Nam và dành riêng cho người Việt Nam.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ sự lo ngại về cách thức AI được sử dụng để tiếp cận thông tin y tế, khi đây được xem là một công cụ hỗ trợ để ra kết quả và cải thiện chẩn đoán.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể gây ra mối đe dọa khẩn cấp hơn cả biến đổi khí hậu. Đây là nhận định mới được nhà khoa học tiên phong nghiên cứu về AI, Geoffrey Hinton, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters (Anh) ngày 5/5.
Một bộ giải mã ngữ nghĩa có khả năng phân tích và chuyển những ý nghĩ trong não bộ con người thành văn bản vừa được các nhà khoa học phát triển, mở ra cơ hội cho những người mất khả năng giao tiếp vật lý sau khi mắc đột quỵ, bại liệt hoặc các bệnh thoái hóa khác.
Dù nghiên cứu về AI đã được thực hiện nhiều năm qua nhưng việc ChatGPT và Midjourney trở nên phổ biến nhanh chóng thời gian gần đây khiến các nhà chức trách Anh phải tìm các biện pháp kiểm soát mới.
Ngày 3/5, Meta, chủ sở hữu của Facebook cho biết đã phát hiện ra những kẻ cung cấp phần mềm độc hại lợi dụng sự quan tâm của công chúng đối với ChatGPT để thu hút người dùng tải xuống các ứng dụng độc hại.
Samsung chính thức cấm sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh như ChatGPT trong nội bộ công ty sau khi phát hiện một số nhân viên tải các đoạn mã nhạy cảm lên ứng dụng chatbot AI này.