Người dân giải quyết thủ tục hành chính tại phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú.

Xây dựng nền hành chính công hiệu quả, minh bạch

Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tập trung nguồn lực tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, tạo tiền đề quan trọng phát triển kinh tế-xã hội. Với nỗ lực này, đến nay, thành phố đã giảm được nhiều thủ tục hành chính, tạo môi trường minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang bấm nút ra mắt ứng dụng Tuyên Quang ID.

Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số ở Tuyên Quang

Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang xác định rõ mục tiêu: phấn đấu đến năm 2025, Tuyên Quang là một trong những tỉnh xếp loại khá; đến năm 2030 nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực miền bắc. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những giải pháp trọng tâm được tỉnh xác định là đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử.
Thành viên của các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia các lớp nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số.

Hiệu quả công nghệ số ở Tuyên Quang

Đến thời điểm hiện tại, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của các cơ quan nhà nước ở tỉnh Tuyên Quang được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính đạt 93,57%; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc khi sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành tỉnh Tuyên Quang.
Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế tiên phong trong xây dựng chính quyền điện tử

Thừa Thiên Huế là một trong số tỉnh đã làm tốt việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, sắp xếp và tinh gọn bộ máy; thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông doanh nghiệp; tỉnh hoàn thành 101/161 nhiệm vụ của Chính phủ, là đơn vị đã tiên phong trong việc xây dựng chính quyền điện tử.
Đưa chính quyền đến gần người dân hơn nhờ công nghệ số

Đưa chính quyền đến gần người dân hơn nhờ công nghệ số

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh thuộc mức cao trên thế giới với hơn 75%. Tận dụng lợi thế đó, nhiều địa phương đang từng bước đưa những ứng dụng, tiện ích dùng chung đến gần người dân hơn qua ứng dụng di động. Tây Ninh là địa phương đầu tiên triển khai phiên bản mini app Tây Ninh Smart trên mạng xã hội Zalo để hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, qua đó phục vụ người dân tốt hơn.
Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Ðiền được tỉnh Thừa Thiên Huế chọn triển khai mô hình xã nông thôn mới thông minh.

Thừa Thiên Huế hướng đến nông thôn hiện đại, thông minh

Nông thôn Thừa Thiên Huế từng bước khởi sắc và có được diện mạo từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến 2045.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm IOC huyện Đạ Tẻh.

Lâm Đồng vận hành Trung tâm điều hành thông minh ở huyện Đạ Tẻh

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) huyện Đạ Tẻh chính thức đi vào hoạt động là tiền đề quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, tiến tới xây dựng xã hội số của huyện Đạ Tẻh nói riêng và của tỉnh Lâm Đồng.
Hội thảo thu hút 200 đại biểu tham dự.

Tiếp tục hoàn thiện kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Nam

Chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp Viện Chiến lược thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số và xây dựng kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Nam”. Đây là một trong những hoạt động nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.
Ngày 22/11, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chính thức trở thành tỉnh đầu tiên trên cả nước tích hợp dịch vụ chứng thực chữ ký số trên nền tảng di động vào cổng dịch vụ công của tỉnh.

Bà Rịa-Vũng Tàu đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Với quyết tâm đến năm 2030 cơ bản hoàn thiện chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang nỗ lực triển khai hàng loạt các giải pháp công nghệ trên nhiều lĩnh vực nhằm tối ưu hóa các hoạt động quản lý, điều hành cũng như cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ trưởng TT và TT Phạm Anh Tuấn trao Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho các tập thể, cá nhân của Sở TT và TT Hà Nội.

Từng bước hình thành nền kinh tế số, chính quyền điện tử

Năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) Hà Nội đã nỗ lực triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó có đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, cũng như các lĩnh vực kinh tế, du lịch..., từng bước hình thành nền kinh tế số, chính quyền điện tử trên địa bàn Thủ đô.

Tỉnh Nghệ An và Tập đoàn VNPT đẩy mạnh hợp tác triển khai mô hình chính quyền điện tử

Tỉnh Nghệ An và Tập đoàn VNPT đẩy mạnh hợp tác triển khai mô hình chính quyền điện tử

Tiếp nối những kết quả đã đạt được từ Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2014 - 2020, ngày 18-12, Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và UBND tỉnh Nghệ An đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2025 hướng đến mục tiêu phấn đấu của tỉnh Nghệ An đến năm 2025 trở thành tỉnh khá của khu vực phía bắc. Để đạt được mục tiêu đó, Nghệ An sẽ đầu tư từng bước xây dựng hoàn chỉnh chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số dưới sự trợ giúp của Tập đoàn VNPT.