Trên địa bàn Hà Nội hiện có nhiều dự án giao thông quan trọng thi công chậm tiến độ, không chỉ khiến ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mà còn gây lãng phí ngân sách, làm giảm hiệu quả đầu tư. Ðể khắc phục tình trạng này, thành phố cần có giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa, làm rõ trách nhiệm của đơn vị liên quan, không để dự án thành điểm "nghẽn" giao thông, gây bức xúc trong dư luận.
Ngày 12/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành văn bản về xử lý trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh phê bình Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới và huyện Minh Hóa không giải ngân hết vốn kéo dài năm 2023 sang năm 2024 bị hủy vốn, chưa hoàn thành công trình.
Dự án Liên kết vùng miền trung tỉnh Quảng Nam được khởi công vào tháng 7/2023, là một trong những dự án quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Dự án dự kiến hoàn thành thi công vào cuối năm 2025.
Tính đến ngày 31/1/2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công tập trung năm 2024 của toàn tỉnh Nghệ An mới đạt 91,37% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và chỉ đạt 84,31% so với tổng kế hoạch giao.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có công văn 1467/UBND-KT phê bình 34 đơn vị có kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Ngày 7/1, thông tin từ Ban Quản lý dự án 4, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Cục Quản lý Đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) vừa có văn bản thống nhất chủ trương gia hạn thời gian thực hiện các gói thầu xây dựng thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn Km0-Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi-Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An.
Ngày 17/12, liên quan đến Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu bị chậm tiến độ nhiều năm qua, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 9275/VPCP-NN, ngày 17/12/2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tập trung tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án này.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án và nhiều kế hoạch rất cụ thể, tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội còn rất chậm, không bảo đảm kế hoạch đề ra, trong đó nguyên nhân chính được chỉ ra là vướng mắc trong công tác quy hoạch. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao các đơn vị tập trung hoàn thành công tác quy hoạch cải tạo chung cư cũ trong quý I/2025.
Đến giữa tháng 11/2024, Hà Nội đang có 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng.
Công trình cầu Ô Môn (quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) thuộc dự án Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia-giai đoạn 1 (khu vực phía nam). Mặc dù được khởi công từ nhiều tháng qua, nhưng đến nay, tiến độ dự án đang bị ách tắc do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm trễ.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đặc biệt lưu ý, ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, đơn vị đối với tiến độ các công trình trọng điểm, trường hợp cần thiết, xem xét thay “tướng” những vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển chung của tỉnh.
Ngày 31/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban 4 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Hoàng Dân (Công ty Hoàng Dân) và các đơn vị liên quan.
Người dân thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), các tỉnh hạ du sông Cầu như Bắc Ninh, Bắc Giang mong đợi dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu trung tâm phía nam thành phố Thái Nguyên sớm được đưa vào sử dụng để góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm nước thải ngày càng trầm trọng. Nhưng đến nay, thời gian thực hiện đã hết mà dự án vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”.
Trong trận lũ lịch sử diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10/6, trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang có rất nhiều dự án đang thi công bị ảnh hưởng, thiệt hại lớn cho nhà thầu cũng như làm chậm tiến độ.
Là công trình trọng điểm quốc gia, dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai đang chậm tiến độ so với kế hoạch. Nguyên nhân chính được xác định là do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng giữa chủ đầu tư và đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, ước tính mỗi ngày nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 chậm đi vào hoạt động sẽ gây thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng cho các bên, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Đó là chưa kể đến việc ảnh hưởng đến cung ứng điện, an ninh năng lượng quốc gia trong thời gian tới.
Là công trình trọng điểm quốc gia, dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai đang chậm tiến độ so kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính được xác định do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng giữa chủ đầu tư và đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Nhiều dự án truyền tải điện triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, chủ yếu do nguyên nhân vướng công tác giải phóng mặt bằng và chồng lấn quy hoạch. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc, sớm đưa các công trình vận hành, rất cần sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa ngành điện và các cơ quan chức năng của địa phương.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn tỉnh hiện có 15 dự án chậm tiến độ, gặp khó khăn, vướng mắc kéo dài. Đây là các dự án thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến.
Ngày 19/10, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ công bố thông tin cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư Đồng Bạc, nằm trong dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cẩm Khê.
Có lợi thế, tiềm năng phát triển nhiều loại hình năng lượng, như thủy điện, điện gió, điện sinh khối, điện rác…, song việc đầu tư, thực hiện các dự án này tại Điện Biên hiện gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, nguồn thu từ các dự án phát triển năng lượng của tỉnh còn thấp, chưa khẳng định được vai trò của ngành công nghiệp năng lượng trong cơ cấu kinh tế địa phương.
Khảo sát và làm việc tại 3 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đề nghị quản lý chặt chẽ hơn tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp.
Ngày 28/7, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã đi kiểm tra dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông đoạn qua tỉnh Nghệ An.
Trước việc nhiều dự án trọng điểm triển khai rất chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra trên địa bàn thành phố Biên Hòa, ngày 11/7, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Đồng Nai do đồng chí Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dẫn đầu, đã tiến hành kiểm tra tiến độ một số dự án và làm việc với các đơn vị liên quan.
Sáng 5/7, Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, giai đoạn 2019-2023, của tỉnh Điện Biên tổ chức đánh giá tiến độ; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có báo cáo gửi Hội đồng nhân dân thành phố về tiến độ dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía tây thành phố.
Ngày 27/6, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận cho biết, đơn vị đã công bố Quyết định số 46, ngày 1/6/2023 và thực hiện việc thanh tra dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và sản xuất nước khoáng do Công ty Cổ phần Thương mại, dịch vụ và sản xuất Krông Pha đầu tư tại thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Sáng 24/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tuyến với Bộ Giao thông vận tải đánh giá tiến độ thực hiện dự án.
Nhiều năm qua, người dân sinh sống tại khu Chùa Bộ và khu Quang Trung, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ phải “sống khổ” bên cạnh công trường dự án khu công nghiệp Cẩm Khê.
Những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn đã và đang đầu tư triển khai nhiều dự án trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp, hạ tầng giao thông và chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành của chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện đảo Lý Sơn, dẫn đến các dự án chậm tiến độ, chưa phát huy hiệu quả đầu tư .