Trong nhiều tháng qua, thời tiết trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh không mưa, nắng nóng kéo dài đã làm cho mực nước tại một số hồ chứa, kênh mương, suối cạn kiệt. Nhiều nơi không thể cấp nước phục vụ cho nông dân làm đất, gieo cấy vụ chiêm và người dân đang phải đối mặt với việc thiếu lương thực, hoa màu do hạn hán.
Là trung tâm lớn về khoa học công nghệ, nhưng thời gian qua việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Thành phố đang tiến hành rà soát, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế, nhằm ổn định cung cầu, tránh để xảy ra tình trạng phải giải cứu nông sản.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, từ ngày 10-13/4, tại các tỉnh Bắc Bộ, trên cây lúa bệnh đạo ôn tiếp tục tăng nhanh đối với các trà lúa, giống nhiễm trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nhất là trên các diện tích lúa chưa được phòng trừ hoặc phòng trừ nhưng hiệu quả không cao.
Theo Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, trong tháng 3, tại khu vực Tây Nguyên ở các tỉnh Gia Lai và một số nơi của tỉnh Đắk Lắk phổ biến mưa nhỏ, lượng mưa từ 2 đến 10mm, thấp hơn từ 70 đến 100% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm.
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà chung của các hệ sinh thái. Sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng là yếu tố nền tảng, quyết định đến năng suất, chất lượng cây trồng, góp phần giữ vững an ninh lương thực và hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, tuần hoàn.
Những năm qua, huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, người nông dân có thể theo dõi cánh đồng từ xa, mà vẫn kịp thời phát hiện bệnh trên cây một cách nhanh chóng, tự động. Đây là những điểm nổi bật và độc đáo của dự án "Hệ thống phát hiện bệnh cây trồng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trạm đo đa năng" được nhóm sinh viên của hai trường đại học tại Hà Nội thực hiện.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2025/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Năm 2024, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ thiên tai, hạn hán và bão lũ, Nghệ An vẫn kiên cường vượt qua, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các chỉ tiêu cơ bản về nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, khẳng định khả năng phục hồi mạnh mẽ và tiềm năng phát triển bền vững của Nghệ An trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
Sáng 19/12, tại Cần Thơ, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn “Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong chương trình IPHM”.
Nhằm bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng mưa bão đối với sản xuất nông nghiệp, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) - địa phương chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ, đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng diện tích gieo trồng vụ đông.
Ngày 25/9, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học nước Việt Xanh và Ủy ban nhân dân xã Hòa Phú tổ chức phát động trồng rừng gỗ lớn, triển khai đến các hộ dân tham gia tại xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang).
Là những tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên hệ thống kênh mương thủy lợi tại tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi bị hư hỏng, thiệt hại nặng nề. Công tác đầu tư, củng cố hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống kênh mương thủy lợi lại gặp nhiều khó khăn. Để bảo đảm nguồn nước tưới cho ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh, các tỉnh ưu tiên đầu tư, nâng cấp hạ tầng cho ngành nông nghiệp, nhất là công trình thủy lợi.
Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học uy tín, được cả nước và quốc tế biết đến, với những công trình nghiên cứu quan trọng về nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa gạo và phát triển cây trồng.
Tại Việt Nam, thời gian qua việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... trong sản xuất dẫn đến tiêu diệt hệ sinh vật có ích trong đất, giảm độ tơi xốp và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, từ đó làm ảnh hưởng “sức khỏe” đất, cây trồng, thoái hóa đất nông nghiệp.
Những năm qua, ngành trồng trọt đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng quốc gia cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Trồng trọt trở thành lĩnh vực sản xuất chủ lực của ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao giúp gia tăng giá trị xuất khẩu.
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn thực hiện hiệu quả, qua đó, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 44.541ha diện tích cây trồng bị ngập úng, giảm 11.440ha so với ngày 20/7; trong đó, Hà Nội 731ha, Hà Nam 6.554ha, Ninh Bình 9.886ha, Nam Định 27.370ha.
Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Các nghiên cứu và kết quả tính toán theo các cách khác nhau đều cho thấy đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng cho ngành nông, lâm, thủy sản là rất lớn, đạt mục tiêu trên 50%. Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực nhưng đời sống của những người làm khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình nghiên cứu khoa học.
Hàng năm, trên địa bàn cả nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của các địa phương. Vì vậy, việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước góp phần hạn chế những tác động này đối với cây trồng.
Với mong muốn gìn giữ và phát huy nguồn tài nguyên bản địa, chị Nguyễn Trang Phương, Giám đốc Công ty cổ phần hoa khô Xavia toàn cầu đã thu gom, tái chế phụ phẩm cây trồng nông nghiệp. Những nguyên vật liệu ấy sau khi được "thổi hồn" đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá trị kinh tế cao, nhằm mang lại thu nhập bền vững cho phụ nữ nghèo vùng nông thôn.
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, khó khăn về nguồn nước sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn đang được nhiều địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Việc chuyển đổi này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Do ảnh hưởng rét đậm, rét hại của đợt không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ trên địa bàn huyện Bình Liêu xuống thấp từ 0 đến 5 độ C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và vật nuôi. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, ngành chức năng, các địa phương và người dân chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi và cây trồng.
Trước tình hình rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có văn bản đề nghị khuyến nông các địa phương phía bắc tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống. Từ đó, giảm thiệt cho cây trồng, vật nuôi, đồng thời bảo đảm đủ nguồn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới, ổn định sản xuất trong vụ xuân 2024.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiên phong trong phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, và xem đây là hướng đi tất yếu trong bối cảnh đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, để xây dựng được nền nông nghiệp đô thị hiện đại, thành phố cần có những giải pháp đồng bộ để "tiếp sức" cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Bảo hộ giống cây trồng nhằm tạo động lực cho các hoạt động nghiên cứu, tạo ra nhiều giống cây mới có đặc tính tốt, chống chịu được với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và thỏa mãn yêu cầu từ thị trường.