Hồ Dầu Tiếng với trữ lượng nước rất lớn sẵn sàng tiếp trợ, xả nước đến những nơi hạn hán, nhiễm mặn ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An

Hồ Dầu Tiếng tiếp cứu nước ngọt cho Nam Bộ những ngày hạn hán

Những ngày này, hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ lợi lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng nước ngọt lên đến 1,5 tỷ mét khối vẫn ngày đêm “xuôi dòng” tiếp cứu nguồn nước ngọt cho các tỉnh miền nam, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp ở: Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An.

Đã sớm kích hoạt giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Đã sớm kích hoạt giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân điện tử về vấn đề này, ông Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện tại diễn biến thời tiết đang diễn ra theo đúng kịch bản đã được dự báo trước, ngành nông nghiệp cũng đã kích hoạt các giải pháp ứng phó kịp thời để đồng hành cùng người dân vượt qua đợt nắng nóng kéo dài này.
Chưa bước vào hè mà tổng dung tích hồ chứa nước ở tỉnh Quảng Bình chỉ đạt 62,8% dung tích thiết kế.

Quảng Bình thực hiện các biện pháp tích trữ nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn

Ngày 11/4, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh vừa ban hành chỉ thị thực hiện các biện pháp tích trữ nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn để đối phó với tình hình nắng nóng xuất hiện sớm hơn mọi năm như hiện nay.
Hàng chục đầu máy bơm xếp hàng chờ nước tưới.

Nhiều diện tích cây cà-phê bị ảnh hưởng tiêu cực do nắng hạn và biến đổi khí hậu

Dù chính quyền địa phương và ngành chức năng đã tích cực phối hợp, triển khai nhiều giải pháp điều tiết nước tưới, thế nhưng hàng nghìn ha cà-phê tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang phải “gồng mình” chống chịu với thời tiết nắng nóng kéo dài. Hàng trăm ha cà-phê đã xuất hiện tình trạng cháy lá, khô cành và quả non. Bên cạnh nỗi lo sụt giảm năng suất, sản lượng, người trồng cà-phê còn lo lắng vườn cây sẽ bị ảnh hưởng lâu dài do tác động của biến đổi khí hậu tiêu cực như hiện nay.
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra việc lấy nước gieo cấy lúa đông xuân.

Tăng cường năng lực hệ thống thủy lợi ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ lụt ở miền trung gây ra nhiều thảm họa hơn… Để giải quyết những thách thức này, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 847/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là quy hoạch quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Đoạn giao thông bị sạt lở ở vùng đệm U Minh Thượng.

Kiên Giang: Sạt lở, sụt lún đường gây thiệt hại khoảng 90 tỷ đồng

Từ đầu tháng 3/2024 đến nay, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao làm cho nước bốc hơi nhanh, mặt nước trên các kênh trong khu vực vùng đệm U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang khô cạn đã gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún đường giao thông, nhà ở, ảnh hưởng sản xuất trên địa bàn hai xã Minh Thuận và An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, ước thiệt hại khoảng 90 tỷ đồng.
Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn ở Quảng Ngãi cần được vận hành linh hoạt, điều tiết nước hợp lý để phòng chống hạn hán cho vùng hạ du.

Quảng Ngãi chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Theo ghi nhận của cơ quan khí tượng thủy văn, nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn trong vụ hè thu năm 2024 ở Quảng Ngãi xảy ra khá cao. Do vậy, ngay từ đầu tháng 3, tỉnh đã chủ động xây dựng phương án phòng chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu nguy cơ thiệt hại.
Kiểm tra nguồn nước ở vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang. (Ảnh: NGUYỄN SỰ)

Gần 9 nghìn hécta cây trồng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, hạn hán và thiếu nước

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ đạt 62% dung tích thiết kế, thấp hơn 10% so trung bình nhiều năm; khu vực Bắc Trung Bộ đạt 65%, Nam Trung Bộ đạt 71%, Đông Nam Bộ đạt 60%; riêng khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 52% dung tích thiết kế, thấp hơn 5% so trung bình nhiều năm.
Ảnh minh họa: un.org.

Sự tăng nhiệt trên toàn cầu

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S cho biết, thế giới vừa trải qua tháng 2 nóng nhất từ trước đến nay. Đây cũng là tháng thứ 9 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiệt độ tăng vọt trên khắp hành tinh trong tháng trước, từ Siberia đến Nam Mỹ, trong đó châu Âu cũng trải qua mùa đông ấm thứ hai trong lịch sử. Sự nóng lên trên toàn cầu đang đặt ra thách thức chưa từng có đối với các thành phố, các nền văn hóa, hệ thống giao thông và hệ thống năng lượng hiện nay.
Hàng trăm hécta cây trồng tại Gia Lai có nguy cơ mất trắng vì hạn

Hàng trăm hécta cây trồng tại Gia Lai có nguy cơ mất trắng vì hạn

Theo thông tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El Nino có khả năng còn kéo dài đến hết mùa xuân năm 2024. Hơn 3 tháng nay, khu vực Tây Nguyên Kon Tum: Kịp thời dập tắt vụ cháy gần 6ha mía chưa xuất hiện cơn mưa nào khiến cho nhiều địa phương ở Gia Lai xuất hiện tình trạng thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
Ảnh minh họa.

Ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Hiện nay, tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Tình trạng xâm nhập mặn ở Ðồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đang có xu thế tăng theo kỳ triều cường. Ngoài ra, khu vực miền trung và Tây Nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.
Bà con tận dụng nước mưa để gieo cấy lúa vụ đông xuân.

Nghệ An đối mặt với nguy cơ hạn hán do lượng mưa đạt thấp

Do lượng mưa chỉ đạt xấp xỉ 1/2 so với bình quân các năm nên hệ thống hồ, đập thủy lợi ở Nghệ An lâm vào tình trạng tích trữ nước thấp. Trước nguy cơ đối mặt với hạn hán, các địa phương khuyến cáo bà con sử dụng tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ đông xuân cùng giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.
Cầu kết hợp cống thủy lợi ngăn mặn trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Kiên Giang: Kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu ngành chuyên môn, các địa phương trong vùng ảnh hưởng mặn hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.