Ngày 23/8, Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, quá trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản hướng dẫn một số nội dung trong quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày 28/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, bảo đảm thu nhận hồ sơ, cấp thẻ Căn cước cho công dân từ 0 đến dưới 6 tuổi; từ 6 đến dưới 14 tuổi; từ 14 tuổi trở lên và cấp Giấy chứng nhận Căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch từ ngày 1/7/2024.
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng mạo danh cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam gọi điện, nhắn tin cho người tham gia chính sách yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân, cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số. Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân cập nhật căn cước công dân vào ứng dụng bằng cách truy cập đường link lạ yêu cầu nhập số điện thoại và mật khẩu bất kỳ vào giao diện này khiến người dân có thể bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng.
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 trong đó có nội dung quy định bổ sung thêm thông tin sinh trắc học ADN, giọng nói và mống mắt. Việc bổ sung quy định này không chỉ phục vụ lợi ích của công dân mà còn phục vụ sự phát triển của quốc gia. Từ những kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên thế giới, đặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải triển khai thực hiện như thế nào để thuận tiện nhất, đạt được hiệu quả nhất, đồng thời tiết kiệm nhất, chống lãng phí, phục vụ phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Ngày 19/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) trên địa bàn tỉnh và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Khác với thẻ Căn cước công dân thông thường, thẻ Căn cước công dân gắn chip tích hợp nhiều thông tin định danh cá nhân từ họ tên, tuổi tác, quê quán cho đến những dữ liệu sinh trắc học như vân tay hay võng mạc. Do đó, việc bảo mật thông tin trên thẻ Căn cước công dân là hết sức quan trọng.
Hiện nay, 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên cả nước đã có thể triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip. Theo quy định mới chính thức có hiệu lực từ ngày 3/12/2023, người dân có thể chỉ cần xuất trình căn cước công dân khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Chiều 13/10, tại Hà Nội, diễn ra Lễ ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, đồng chủ trì lễ ký kết.
Ngày 29/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố tổ chức Hội nghị tuyên truyền một số quy định pháp luật hiện hành liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh, người Việt Nam ở nước ngoài, đăng ký thường trú, căn cước công dân cho đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài.
Chiều 9/9, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, thực hiện Đề án 06 trong Công an nhân dân, trong 6 tháng đầu năm Công an tỉnh đã vượt chỉ tiêu cấp Căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn.
Bảo hiểm xã hội các địa phương tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh thông tin nhân thân đối với người đang hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý để đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế căn cứ trên căn cước công dân.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng), thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, mống mắt, ADN, giọng nói… là những thông tin có tính bảo mật cao nhất của công dân, nên việc bổ sung vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Ngày 18/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đẩy mạnh thực hiện Đề án 06, Kế hoạch phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 và Công bố hoàn thành công tác cấp căn cước công dân trên địa bàn tỉnh.
Cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần làm rõ ưu, nhược điểm của từng phương án tên gọi của luật (giữ nguyên là Luật Căn cước công dân và đổi tên thành Luật Căn cước) để bảo đảm khách quan.
Chiều ngày 17/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong công tác cấp căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử và triển khai “Đề án phát triển ứng dụng Dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030” (gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn tỉnh.
“Ði từng ngõ, gõ từng nhà” và “làm hết việc chứ không hết giờ” để tạo điều kiện cao nhất cho người dân làm thủ tục. Cách làm và quyết tâm cao ấy đã giúp quận Hà Ðông trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu thành phố trong thực hiện Ðề án 06 và Mệnh lệnh số 01 của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
Lần đầu tiên trong lịch sử, từ năm 2020 đến nay, những dự án công nghệ thông tin tầm cỡ quốc gia với khối lượng công việc khổng lồ được Bộ Công an triển khai đã về đích đúng và trước hạn. Tại Hà Tĩnh, cùng với các lực lượng khác, công an xã đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng để làm nên thành công trong cuộc cách mạng chuyển đổi số, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao
Từ ngày 1/6, các cảng hàng không trên cả nước đã đồng loạt thí điểm chấp nhận hành khách sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thay thế căn cước công dân cũng như các loại giấy tờ khác. Và sau gần một tháng triển khai thí điểm liệu có thực sự thuận lợi với hành khách đi làm thủ tục tại sân bay hay không và ghi nhận đánh giá của người dân.
Khẳng định việc áp dụng công nghệ trong thẻ căn cước tạo thuận tiện cho người dân trong tham gia các giao dịch dân sự cũng như đi lại, đại biểu Quốc hội đề xuất tích hợp các giấy tờ bằng giấy hiện nay vào thẻ căn cước.
Chiều 15/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ công bố hoàn thành cấp thẻ căn cước gắn chip điện tử 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an vừa có Công điện gửi Công an các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Đồng Nai, Phú Thọ, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Điện Biên, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Cà Mau, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Đắk Nông, Thái Bình, Cần Thơ, Bình Thuận để biểu dương về việc hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân trước thời hạn.
Bắt đầu từ tháng 6 năm nay, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) triển khai thí điểm việc chấp nhận hành khách sử dụng tài khoản định danh điện tử VNEID mức độ 2 thay thế căn cước công dân, phục vụ cho việc làm thủ tục lên máy bay được thuận tiện và nhanh chóng.
Với quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ và cách làm linh hoạt..., đến nay, Cà Mau đã hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện, vượt 63 ngày so với chỉ tiêu mà Bộ Công an giao là trước 31/7/2023.
Ngày 31/5, Thượng tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết: Bằng nỗ lực, quyết tâm của toàn lực lượng, hiện nay Công an tỉnh Thái Bình đã hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện.
Với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nỗ lực, quyết tâm của lực lượng công an nhằm triển khai thực hiện cao điểm hai dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”, thành phố Tân Uyên là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Dương hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân cho 100% người dân có hộ khẩu thường trú đủ điều kiện trên địa bàn.
Để hoàn thành việc cấp căn cước công dân (CCCD), Công an tỉnh Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả, thiết thực như: Thành lập các đội lưu động đi đến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước; đến từng gia đình có người già khó đi lại, người đau ốm nằm trên giường; có mặt phục vụ ngay tại phòng bệnh nhân ở các bệnh viện để chụp ảnh, lăn tay.