Nhân viên Dự án MAG Quảng Bình xử lý an toàn quả bom lớn sau chiến tranh ở ven sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới

Quảng Bình: Các dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh hoạt động trở lại

Ngày 25/2, thông tin từ Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình cho biết, Chính phủ Hoa Kỳ đã có thông báo miễn trừ không áp dụng lệnh tạm dừng đối với tổ hợp các dự án về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh do các tổ chức MAG, NPA, PTVN và CRS thực hiện tại Quảng Bình.
Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn bom mìn tại tỉnh Cao Bằng.

Tại Cao Bằng còn khoảng 14 nghìn ha đất bị ô nhiễm bom mìn

Sáng 31/12, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn, vật nổ và hỗ trợ nạn nhân bom mìn tại tỉnh Cao Bằng.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ

Để tiếp tục phát huy truyền thống, Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom, mìn Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Đức Soát nhấn mạnh, toàn thể cán bộ, hội viên, các cấp Hội đoàn kết, sáng tạo, tập trung xây dựng ổn định các cấp Hội từ Trung ương đến địa phương; phát triển thêm những chi hội tại các vùng trọng điểm, vùng biên giới.
Nữ nhân viên Dự án MAG Quảng Bình trong một buổi làm việc tại hiện trường ở xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch.

Làm “sạch” đất để cuộc sống bình yên

Trên xe cùng chúng tôi đến hiện trường, Phạm Vũ Quỳnh Chi, cán bộ điều phối truyền thông của MAG (Mines Advisory Group) Việt Nam chia sẻ: “Bất cứ ai thấy bom, mìn đều chạy thật xa để tránh, riêng nhân viên của MAG thì họ phải đến tận nơi và tìm cách xử lý an toàn vật liệu nổ đó để mang tới sự bình yên cho người dân”. Với họ, niềm vui là khi nhận lại nhiều nụ cười cảm ơn của người dân bởi được sinh sống và canh tác trên những vùng đất sạch bom đạn.
Lực lượng công binh rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại các xã biên giới huyện Vị Xuyên.

Hà Giang đẩy mạnh rà phá bom mìn, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện công tác rà phá bom mìn trên tuyến biên giới. Mỗi tấc đất được làm sạch vật cản không chỉ giúp người dân vùng biên giới có thêm đất sản xuất, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
Hai cán bộ rà phá bom mìn đang làm việc. (Ảnh: UN)

Liên hợp quốc kêu gọi hạn chế hậu quả bom mìn

Hơn 25 năm qua, hàng triệu thiết bị bom mìn khắp thế giới đã được rà phá kể từ khi Công ước quốc tế về cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa) được thông qua và Cơ quan Hành động bom mìn Liên hợp quốc được thành lập. Song, lãnh thổ của gần 70 quốc gia vẫn còn "ô nhiễm" do bom mìn và hàng chục triệu người vô tội vẫn phải đối mặt nguy cơ tử vong hoặc thương tật rình rập hằng ngày.
Dạy nghề thêu cho người khuyết tật tại thành phố Gia Nghĩa (Ðắk Nông). (Ảnh Nguyễn Ðăng)

Trợ giúp nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cuộc sống

Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ an sinh cho nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bom mìn.